Kẽm là khoáng chất thiết yếu, cơ thể không thể tự tổng hợp, cần được cung cấp từ các loại thực phẩm tự nhiên hoặc thực phẩm chức năng. Kẽm được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật và thực vật, tuy nhiên chúng được hấp thụ tốt hơn từ thực phẩm có nguồn gốc động vật, vì vậy những người ăn chay cần hết sức cẩn thận để đảm bảo có đủ kẽm. Vậy Kẽm có tác dụng gì với cơ thể? Có tác dụng phụ khi dùng hay không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Kẽm là gì?
Kẽm được coi là một khoáng chất thiết yếu, nghĩa là cơ thể bạn không thể sản xuất hoặc lưu trữ nó. Vì lý do này, kẽm phải được cung cấp liên tục thông qua chế độ ăn uống hằng ngày hoặc thực phẩm bổ sung có chứa kẽm. Kẽm đóng vai trò quan trọng và cần thiết cho nhiều quá trình trong cơ thể bạn, bao gồm: biểu hiện gen, phản ứng enzyme, chức năng miễn dịch, tổng hợp protein, tổng hợp DNA, làm lành vết thương, sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể.
Kẽm có tác dụng gì cho cơ thể ?
Tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn
Kẽm giúp cho hệ thống miễn dịch của bạn mạnh mẽ. Bởi kẽm là yếu tố cần thiết cho tế bào miễn dịch và sự truyền tín hiệu tế bào nên sự thiếu hụt kẽm có thể dẫn đến phản ứng miễn dịch suy yếu. Chính vì vậy, việc bổ sung kẽm sẽ kích thích các tế bào miễn dịch và giảm stress oxy hóa.
Tăng tốc độ chữa lành vết thương
Kẽm thường được sử dụng trong bệnh viện để điều trị vết bỏng, một số vết loét và các vết thương ngoài da khác. Bởi vì khoáng chất này đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp collagen, chức năng miễn dịch và phản ứng viêm nên cần thiết để chữa lành vết thương. Trên thực tế cho thấy, làn da là nơi chứa một lượng kẽm tương đối cao - khoảng 5% - hàm lượng kẽm trong cơ thể.
Làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh liên quan đến tuổi tác
Kẽm có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tuổi tác, chẳng hạn như viêm phổi, nhiễm trùng và thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác (AMD). Bên cạnh đó, kẽm cũng có thể làm giảm stress oxy hóa và cải thiện phản ứng miễn dịch bằng cách tăng cường hoạt động của tế bào lympho T và tế bào tiêu diệt tự nhiên (NK), giúp bảo vệ cơ thể bạn khỏi bị nhiễm trùng.
Giúp điều trị mụn trứng cá
Mụn trứng cá là một bệnh về da phổ biến được ước tính ảnh hưởng đến 9,4% dân số toàn cầu. Các tuyến bã nhờn (dầu), vi khuẩn và viêm nhiễm bị tắc là nguyên nhân gây ra mụn trứng cá. Một số bằng chứng cho thấy bổ sung kẽm bằng đường uống và bôi tại chỗ có thể điều trị mụn trứng cá bằng cách giảm viêm, ức chế sự phát triển của vi khuẩn P. Acnes và giảm hoạt động của tuyến dầu.
Giảm viêm
Kẽm làm giảm stress oxy hóa và giảm nồng độ của một số protein gây viêm trong cơ thể. Stress oxy hóa dẫn đến viêm mãn tính, một yếu tố góp phần gây ra nhiều bệnh mãn tính, chẳng hạn như bệnh tim, ung thư và suy giảm nhận thức liên quan đến tuổi tác.
Điều trị cho bệnh nhân thiếu kẽm
Ước tính khoảng 35% đến 45% người trưởng thành từ 60 tuổi trở lên có lượng kẽm hấp thụ dưới mức yêu cầu. Tình trạng thiếu kẽm có thể biểu hiện theo nhiều cách, do đó bạn cần được chuyên gia y tế chẩn đoán và xét nghiệm máu để xác định nồng độ kẽm trong cơ thể bạn nếu bạn có các yếu tố nguy cơ. Do đó, phát hiện kịp thời và bổ sung kẽm đúng liều, đúng cách sẽ giúp bạn không bị thiếu hụt khoáng chất này.
Làm giảm triệu chứng cảm lạnh
Một số người sử dụng kẽm trong thời gian ngắn để chống cảm lạnh do họ cho rằng kẽm có tác động đến khả năng miễn dịch. Tuy nhiên, nghiên cứu về tác dụng của kẽm đối với bệnh cảm lạnh thông thường còn nhiều tranh cãi và chưa thống nhất.
Cải thiện sức khỏe tình dục
Mức kẽm thấp có liên quan đến việc chậm phát triển giới tính và các vấn đề về khả năng sinh sản, ngược lại, quá nhiều kẽm có thể làm hỏng tinh trùng. Do đó, bổ sung kẽm đúng liều bằng đường uống có thể cải thiện mối quan tâm về sức khỏe tình dục ở nam giới, nhưng vẫn cần nhiều bằng chứng để chứng minh tác dụng này.
Có thể điều trị tiêu chảy
Bổ sung kẽm bằng đường uống có thể rút ngắn thời gian và giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh tiêu chảy ở trẻ suy dinh dưỡng.
Tác dụng phụ khi sử dụng kẽm
Việc cơ thể thiếu kẽm có thể gây ra các biến chứng về sức khỏe, thì việc bổ sung quá nhiều kẽm cũng có thể dẫn đến các tác dụng phụ tiêu cực. Nguyên nhân phổ biến nhất gây ngộ độc kẽm là bổ sung quá nhiều kẽm, có thể gây ra các triệu chứng cấp tính và mãn tính, bao gồm:
- Buồn nôn và ói mửa.
- Bệnh tiêu chảy.
- Đau bụng.
- Đau đầu.
Lưu ý:
Kẽm là một khoáng chất cần thiết cho nhiều chức năng và hệ thống bình thường của cơ thể. Bài viết đã cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về vấn đề kẽm có tác dụng gì? Do đó, bạn nên bổ sung kẽm vào cơ thể, kẽm được tìm thấy trong nhiều nguồn thực phẩm cả động vật và thực vật. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng viên uống bổ sung kẽm cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ để hạn chế tác dụng phụ do quá liều kẽm.
Hãy thường xuyên theo dõi website Denk Nutrition - Thực phẩm chức năng của Đức để có thể cập nhật thêm những bài kiến thức sức khỏe hữu ích bạn nhé.
Nguồn
- Health: Health Benefits of Zinc Supplements.
- Healthline: Zinc: Everything You Need to Know.