Kẽm là một khoáng chất thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong cơ thể con người, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Kẽm không chỉ đơn thuần là một thành phần dinh dưỡng mà kẽm đóng vai trò quan trọng chủ đạo trong hàng loạt quá trình sinh lý và cần thiết cho sự trưởng thành của trẻ. Để hiểu rõ hơn kẽm có tác dụng gì với trẻ và cách bổ sung kẽm hiệu quả cho trẻ, hãy cùng Denk Nutrition đi vào chi tiết trong bài viết sau đây.
Kẽm là gì?
Kẽm là một nguyên tố vi lượng quan trọng, là thành phần không thể thiếu trong cơ thể con người, đặc biệt rất cần thiết cho sự phát triển và chức năng bình thường của cơ thể, nhất là đối với trẻ em.
Kẽm có tác dụng gì với trẻ
Tăng cường hỗ trợ miễn dịch
Kẽm là một thành phần cần thiết cho hoạt động của nhiều enzym trong cơ thể, bao gồm cả enzym liên quan đến miễn dịch. Điều này giúp kích thích và duy trì hoạt động của các tế bào miễn dịch, bao gồm cả tế bào bạch cầu, tế bào lympho T và lympho B. Từ đó ngăn ngừa tình trạng nhiễm bệnh, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như viêm họng, viêm phế quản, amidan.
Giúp bé cải thiện trí nhớ và phát triển não bộ
Kẽm giống như nhiều vi chất dinh dưỡng thiết yếu khác, kẽm cũng đóng vai trò hỗ trợ sự phát triển não bộ. Việc bổ sung kẽm đầy đủ sẽ giúp tăng dẫn truyền hệ thần kinh, cải thiện trí nhớ và khả năng học hỏi cũng như cải thiện sức khỏe của não sau chấn thương.
Hỗ trợ phát triển nhận thức
Kẽm hỗ trợ phát triển nhận thức cho trẻ bằng cách tham gia vào các quá trình sinh học và sinh lý cần thiết cho sự phát triển bình thường của não và chức năng thần kinh.
Hỗ trợ hệ xương khớp ở trẻ khỏe mạnh
Kẽm đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hệ xương khớp ở trẻ em chủ yếu là nhờ khả năng hỗ trợ tổng hợp collagen, chống oxy hóa. Đặc biệt, kẽm cùng với canxi, mangan, đồng là những vi chất có khả năng cấu tạo và duy trì độ chắc khỏe của cơ sụn. Việc thiếu kẽm sẽ gây ra phản ứng hủy xương, từ đó khiến bé còi cọc, chậm phát triển chiều cao.
Giúp bảo vệ mắt cho trẻ
Kẽm là một thành phần của nhiều enzym chống oxy hóa trong cơ thể, giúp ngăn ngừa sự tổn thương của tế bào mắt. Đặc biệt, kẽm làm tăng hiệu quả của vitamin A, một vitamin quan trọng cho sự hình thành và duy trì sự hoạt động của tế bào cảm thụ ánh sáng trong võng mạc mắt. Việc thiếu kẽm sẽ khiến trẻ bị suy giảm thị lực, khó thích ứng với ban đêm.
Duy trì sức khỏe đường ruột
Kẽm cũng rất cần thiết để hỗ trợ chức năng đường ruột khỏe mạnh, kẽm giúp tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng bằng cách giúp trẻ sản xuất axit dạ dày, điều này rất cần thiết cho trẻ nhỏ.
Cải thiện tình trạng tiêu chảy ở trẻ
Kẽm có khả năng phục hồi màng niêm mạc đường ruột, ngăn chặn vi khuẩn. Giúp phục hồi và duy trì sự chắc khỏe của niêm mạc ruột trong quá trình điều trị và phục hồi sau khi bị tiêu chảy. Nghiên cứu được đăng tải trên thư viện Hoa Kỳ cho biết: "Bổ sung kẽm trước sinh giúp giảm 16% nguy cơ tiêu chảy và 64% kiết lỵ ở trẻ sơ sinh”.
Cải thiện hăm tã cho trẻ
Ngoài khả năng kháng viêm, chống viêm ra, kẽm còn có tác dụng làm dịu và chống ngứa. Vì thế khi khi trẻ nhỏ bị hăm tã các mẹ đừng quên bổ sung hoạt chất này cho con.
Giúp trẻ không quấy khóc vào ban đêm
Kẽm có thể giúp cân bằng hormone và chất dẫn truyền thần kinh, từ đó cải thiện chất lượng giấc ngủ của trẻ. Khi cơ thể thiếu kẽm, trẻ có thể gặp khó khăn trong việc đi vào giấc ngủ sâu và duy trì giấc ngủ suốt đêm.
Tác dụng phụ của kẽm
Mặc dù có rất nhiều công dụng bổ ích nhưng kẽm vẫn có một vài tác dụng phụ khi dùng quá liều như:
- Đau đầu, mệt mỏi, khó thở và các vấn đề về hô hấp;
- Rối loạn tiêu hóa;
- Buồn nôn, nôn, ợ nhiều lần, đau bụng, tiêu chảy;
- Đắng miệng dẫn đến mất vị giác, chán ăn, ăn không ngon;
- Thiếu đồng do kẽm cạnh tranh hấp thu với đồng.
Khi nào trẻ cần bổ sung kẽm?
Dưới đây là những dấu hiệu lâm sàng và kết quả sinh học giúp mẹ nhận biết tình trạng trẻ thiếu kẽm:
- Cân nặng và chiều cao chậm phát triển.
- Trẻ bị biếng ăn, rối loạn tiêu hóa kéo dài.
- Trẻ hay rụng tóc, móng tay xuất hiện đốm trắng.
- Dễ bị ốm vặt và mắc các bệnh viêm nhiễm.
- Giấc ngủ chập chờn, không ngon giấc.
- Xuất hiện các tổn thương da,vết thương lâu lành.
Đặc biệt kết quả xét nghiệm vi lượng kẽm trong máu thấp hơn 70 mcg/dl.
Nguồn thực phẩm giàu kẽm cho bé
Các nguồn thực phẩm giàu kẽm mà bạn có thể cho bé bao gồm:
- Tôm đồng
- Lươn
- Hào
- Sò
- Cá
- Đậu nành
- Các hạt ngũ cốc
Có nên tự ý bổ sung kẽm cho bé không?
Câu trả lời là không, tuy đây là một khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể con người nhưng nếu sử dụng quá liều lượng sẽ dẫn đến các tác dụng phụ không đáng có. Cần có sự chỉ định của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
Lưu ý:
Bài viết trên đã giúp trả lời câu hỏi kẽm có tác dụng gì với trẻ? Do kẽm đóng vai trò quan trọng trong dinh dưỡng của trẻ em và cần được bảo đảm đầy đủ trong chế độ ăn uống hàng ngày của chúng. Nhưng việc bổ sung kẽm cho trẻ nhỏ cần phải được chỉ định của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. điều chỉnh đúng liều lượng và phương pháp để tránh tình trạng quá liều.
Hãy thường xuyên theo dõi website Denk Nutrition – Thực phẩm chức năng của Đức để có thể cập nhật thêm những bài kiến thức sức khỏe hữu ích bạn nhé.
Nguồn:
- Fitobimbi: 12 tác dụng của kẽm đối với trẻ em
- Bodybio: Zinc for Kids: Should I Give My Kids Zinc?
Xem thêm: