Kẽm là khoáng chất thiết yếu, cơ thể không thể tự tổng hợp, cơ thể có thể hấp thụ kim loại này thông qua các loại thực phẩm giàu kẽm như hàu, gia cầm và yến mạch hoặc dưới dạng thực phẩm bổ sung. Vì cơ thể cần rất ít kẽm nên có thể khoáng chất này bị bỏ qua trong chế độ ăn uống của nhiều người. Tuy nhiên, lượng kẽm nhỏ đó ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều quá trình của cơ thể. Vậy kẽm có tác dụng gì với nữ giới? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Kẽm là gì?
Kẽm là một chất dinh dưỡng cần thiết cho rất nhiều chức năng của cơ thể, từ hỗ trợ miễn dịch và điều hòa lượng đường trong máu đến duy trì quá trình trao đổi chất và nhiều hơn thế nữa, bao gồm: biểu hiện gen, phản ứng enzyme, chức năng miễn dịch, tổng hợp protein, tổng hợp DNA, làm lành vết thương, sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể. Chỉ cần một lượng nhỏ khoáng chất vi lượng này đã có thể giúp cơ thể hoạt động tốt, mang lại những lợi ích tuyệt vời. Phụ nữ từ 19 tuổi trở lên cần 8 miligam kẽm mỗi ngày, phụ nữ mang thai cần 11 miligam và phụ nữ cho con bú cần 12 miligam.
Kẽm có tác dụng gì với nữ giới ?
Kẽm giúp duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh
Kẽm giúp cho hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Bởi kẽm là yếu tố cần thiết cho tế bào miễn dịch lympho T và sự truyền tín hiệu tế bào, giúp chống lại tình trạng viêm cũng như chống lại virus và các tế bào ung thư nên sự thiếu hụt có thể dẫn đến cơ thể suy yếu, dễ bị nhiễm bệnh.
Chính vì vậy, bổ sung kẽm sẽ kích thích các tế bào miễn dịch và giảm stress oxy hóa. Bên cạnh đó, một số bằng chứng cho thấy rằng việc bổ sung kẽm thậm chí có thể ngăn ngừa các triệu chứng và rút ngắn thời gian mắc một số bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.
Kẽm giữ cho lượng đường trong máu ổn định
Kẽm đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp, lưu trữ và giải phóng insulin trong tuyến tụy, nghĩa là nó gián tiếp đóng vai trò trong việc duy trì lượng đường trong máu của bạn ổn định. Một nghiên cứu cho thấy kẽm có thể giúp giảm tình trạng kháng insulin, có thể cải thiện khả năng sử dụng insulin hiệu quả của cơ thể bạn để duy trì lượng đường trong máu bình thường.
Kẽm giúp cơ thể nhanh hồi phục
Kẽm thường được sử dụng trong bệnh viện để điều trị vết bỏng, một số vết loét và các vết thương ngoài da khác. Bởi vì kẽm tương tác với tiểu cầu trong máu để hỗ trợ quá trình đông máu, bên cạnh đó, khoáng chất này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp collagen, chức năng miễn dịch và phản ứng viêm nên cần thiết để chữa lành vết thương. Tuy rằng tốc độ chữa lành vết thương là khác nhau ở mỗi người, nhưng nếu bạn thấy cơ thể mình phục hồi sau chấn thương chậm hơn so với trước đây, thì nguyên nhân có thể là do thiếu kẽm.
Kẽm giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt
Kẽm kết hợp hoạt động với protein trong mọi cơ quan của cơ thể và là cofactor của hơn 300 loại enzyme với các quá trình khác nhau, một trong số đó là quá trình tiêu hóa. Kẽm hoạt động như một yếu tố đồng hành trong nhiều hoạt động của đường tiêu hóa, nghĩa là cơ thể không thể tiêu hóa thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng đúng cách nếu không có kẽm.
Kẽm giúp bạn ăn ngon miệng
Kẽm rất quan trọng đối với vị giác, cụ thể là vì khoáng chất này có trong gustin, một loại protein trong nước bọt. Giảm tiết gustin có liên quan đến sự phát triển bất thường của nụ vị giác và gây mất vị giác. Do đó, nếu cơ thể thiếu hụt kẽm sẽ có thể dẫn đến tình trạng mất vị giác, khiến cho bạn ăn uống không cảm thấy ngon miệng.
Kẽm có thể giúp tăng sự chú ý
Một vài nghiên cứu đã chỉ ra được mối tương quan về nồng độ kẽm của bạn có thể ảnh hưởng đến thời gian bạn có thể tập trung.
Kẽm duy trì quá trình trao đổi chất
Kẽm giúp chuyển hóa protein, carbohydrate và chất béo. Chính vì vậy, khi cơ thể không có đủ kẽm, bạn có thể bị thiếu hụt năng lượng và chậm chạp. Ngoài ra, một nghiên cứu được công bố vào năm 2019 đã phát hiện ra rằng thực phẩm bổ sung kẽm có thể hỗ trợ giảm cân. Tuy nhiên, cơ thể chỉ cần một lượng kẽm rất ít nên nếu bạn sử dụng thực phẩm chức năng, bạn cần chú ý để không sử dụng quá liều và gặp phải tác dụng phụ. Thay vào đó, hãy ăn nhiều thực phẩm giàu kẽm hơn.
Giúp chống lại mụn trứng cá
Mụn trứng cá là một bệnh về da phổ biến, đặc biệt là vấn đề quan tâm hàng đầu đối với nữ giới. các tuyến bã nhờn (dầu) bị bí tắc, vi khuẩn và viêm nhiễm là nguyên nhân gây ra mụn trứng cá. Một số bằng chứng cho thấy bổ sung kẽm bằng đường uống và bôi tại chỗ sưng viêm có thể giúp điều trị mụn trứng cá.
Những người bị mụn trứng cá có xu hướng có nồng độ kẽm trong máu thấp hơn so với những người không bị mụn trứng cá. Một loại kẽm có tên là kẽm sulfat đã được chứng minh là đặc biệt hữu ích trong việc làm giảm các triệu chứng của mụn trứng cá từ nhẹ đến trung bình.
Làm chậm quá trình thoái hóa điểm vàng
Thoái hóa điểm vàng là một bệnh về mắt phổ biến và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mất thị lực trên toàn thế giới. Kẽm thường được sử dụng để làm chậm quá trình tiến triển của thoái hóa điểm vàng do tuổi tác (AMD) và giúp bảo vệ, chống lại tình trạng mất thị lực và mù lòa. Một nghiên cứu cho thấy rằng uống 50 mg kẽm sulfat mỗi ngày trong 3 tháng làm chậm quá trình tiến triển của bệnh AMD.
Có thể cải thiện sức khỏe tim mạch
Bệnh tim là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, chiếm khoảng 33% số ca tử vong trên toàn thế giới. Một số nghiên cứu cho thấy việc bổ sung kẽm có thể cải thiện một số yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim. Đơn cử như việc bổ sung kẽm có thể làm giảm mức cholesterol toàn phần, LDL (xấu) và triglyceride trong máu.
Thực phẩm giàu kẽm cho nữ giới
Việc cơ thể thiếu kẽm có thể gây ra các biến chứng về sức khỏe, một chế độ ăn uống cân bằng với các thực phẩm giàu kẽm sẽ đáp ứng nhu cầu kẽm hàng ngày của nữ giới (khoảng 8mg).
Những thực phẩm này bao gồm: Các loại đậu, hải sản, các loại hạt, các sản phẩm từ sữa, trứng. Nếu bạn lo lắng về việc không nhận đủ kẽm thông qua chế độ ăn uống của mình, hãy trao đổi với chuyên gia chăm sóc sức khỏe của bạn về việc dùng thực phẩm bổ sung.
Lưu ý:
Kẽm là một khoáng chất thiết yếu quan trọng cho sức khỏe, chuyển hóa chất dinh dưỡng, duy trì hệ thống miễn dịch của bạn, phát triển và sửa chữa các mô cơ thể. Bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin về vấn đề kẽm có tác dụng gì với nữ giới? Do đó, bạn nên bổ sung kẽm vào cơ thể, kẽm được tìm thấy trong nhiều nguồn thực phẩm cả động vật và thực vật. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng viên uống bổ sung kẽm cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ để hạn chế tác dụng phụ do quá liều kẽm.
Hãy thường xuyên theo dõi website Denk Nutrition - Thực phẩm chức năng của Đức để có thể cập nhật thêm những bài kiến thức sức khỏe hữu ích bạn nhé.
Nguồn
- Health: Zinc Supplements: Benefits, Dosage, and Side Effects.
- Women’sHealth: 7 Zinc Benefits Every Woman Should Know About.
Xem thêm: