Denk Nutrition

Uống kẽm bị buồn nôn? Cách khắc phục tình trạng này

Đăng bởi Denk Nutrition
vào lúc 29/07/2024

Kẽm là một khoáng chất thiết yếu tham gia vào hơn 100 phản ứng hóa học trong cơ thể. Kẽm cần thiết cho sự phát triển, tổng hợp DNA và cảm nhận vị giác, hỗ trợ quá trình chữa lành vết thương, chức năng miễn dịch và sức khỏe sinh sản. Kẽm được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm, tuy nhiên, nếu bạn muốn bổ sung kẽm bằng thực phẩm chức năng thì bạn nên lưu ý vì uống kẽm bị buồn nôn. Hãy cùng tìm hiểu tại sao uống kẽm bị buồn nôn và cách uống kẽm hiệu quả qua bài viết dưới đây.

uống kẽm bị buồn nôn

Tại sao uống kẽm bị buồn nôn

Khi bạn nạp vào cơ thể quá nhiều kẽm so với mức cơ thể cần thì có thể gây ra tác dụng phụ phổ biến là buồn nôn, thậm chí là ói mửa. Hiện tượng này được giải thích là do bạn cảm giác có vị kim loại tanh ở trong miệng khiến cho bạn cảm thấy buồn nôn, mất cảm giác ngon miệng, chán ăn. Bên cạnh việc uống quá liều, nếu bạn uống kẽm lúc bụng đói cũng có thể khiến bạn cảm thấy buồn nôn, bởi vì khi bạn uống kẽm, kẽm sẽ hòa tan tại dạ dày và nồng độ kẽm cao có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày ở khu vực đó, dẫn đến đau, buồn nôn hoặc nguy cơ nôn mửa.

Buồn nôn

Uống kẽm đúng cách

Uống kẽm kết hợp với các loại vitamin nào?

Cơ thể cần rất nhiều loại vitamin và khoáng chất, nếu cơ thể bạn đang có nguy cơ thiếu hụt kẽm và bạn lựa chọn phương pháp bổ sung bằng thực phẩm chức năng, bạn có thể uống kẽm kết hợp với hầu hết các loại vitamin mà không gặp phải vấn đề gì. Tuy nhiên, bạn không nên uống kẽm với sắt hoặc calci hoặc đồng hoặc phospho cùng lúc, vì những sự kết hợp này có thể cản trở sự hấp thu kẽm của cơ thể. Cách tốt nhất là bạn nên uống cách nhau 2-4 tiếng để đảm bảo cơ thể có thể hấp thu đủ liều lượng kẽm, sắt và calci.

Uống kẽm kết hợp với các loại vitamin nào?

Không nên uống kẽm với loại thuốc nào?

Thực phẩm chức năng chứa kẽm có thể tương tác với một số loại thuốc bạn đang dùng. Trong một số trường hợp, thuốc có thể làm thay đổi nồng độ kẽm trong cơ thể bạn. Sau đây là một số ví dụ:

  • Kháng sinh quinolone (Ciprofloxacin) và kháng sinh tetracycline (Achromycin và Sumycin) đều có thể làm giảm lượng kẽm và kháng sinh mà cơ thể bạn hấp thụ. Để giúp tránh tương tác này, hãy uống kháng sinh ít nhất 2 giờ trước khi uống kẽm hoặc 4 đến 6 giờ sau khi uống kẽm.
  • Penicillamine là một loại thuốc được sử dụng để điều trị viêm khớp dạng thấp và bệnh Wilson. Thực phẩm chức năng chứa kẽm có thể làm giảm lượng penicillamine mà cơ thể bạn hấp thụ. Để tránh tương tác này, hãy uống thực phẩm bổ sung kẽm và penicillamine cách nhau ít nhất 1 giờ.
  • Thuốc lợi tiểu thiazide, chẳng hạn như chlorthalidone và hydrochlorothiazide làm tăng đào thải kẽm bị mất qua nước tiểu. Uống thuốc lợi tiểu thiazide trong thời gian dài có thể làm giảm lượng kẽm trong cơ thể bạn.

Không nên uống kẽm với loại thuốc nào?

Có nên uống kẽm mỗi ngày?

Liều lượng

Tùy vào mỗi độ tuổi và đối tượng sẽ có liều lượng kẽm khác nhau. Theo độ tuổi, khuyến nghị về lượng kẽm mỗi ngày tính bằng miligram - theo NIH (National Institutes of Health) - là:

  • Trẻ sơ sinh từ 0 – 6 tháng: 2mg
  • Trẻ sơ sinh 7–12 tháng: 3mg
  • Trẻ em 1–3 tuổi:  3mg
  • Trẻ em 4–8 tuổi:  5mg
  • Trẻ em 9–13 tuổi: 8mg
  • Nam thiếu niên 14–18 tuổi: 11mg
  • Nữ thiếu niên 14–18 tuổi: 9mg
  • Nam trưởng thành: 11mg
  • Nữ trưởng thành: 8mg
  • Người mang thai ở độ tuổi thanh thiếu niên: 12mg
  • Phụ nữ mang thai: 11mg
  • Người cho con bú ở độ tuổi thanh thiếu niên: 13mg
  • Phụ nữ đang cho con bú: 12mg.

Liều lượng

Uống kẽm như thế nào?

Thực phẩm bổ sung kẽm có hiệu quả tối ưu nếu dùng ít nhất 1 giờ trước bữa ăn hoặc 2 giờ sau bữa ăn. Tuy nhiên, nếu thực phẩm bổ sung kẽm gây kích ứng cho dạ dày, bạn có thể dùng kẽm cùng với bữa ăn. Ngoài ra, nếu bạn đang dùng kẽm, bạn nên tránh sử dụng hoặc dùng những loại thực phẩm này sau 2 giờ từ khi dùng kẽm:

  • Cám thu được sau khi tinh chế ngũ cốc.
  • Thực phẩm chứa chất xơ.
  • Thực phẩm chứa phốt pho như sữa hoặc gia cầm.
  • Bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt.

Uống kẽm như thế nào?

Lưu ý:

Thiếu hụt kẽm có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. Để bảo vệ sức khỏe, bạn có thể bổ sung kẽm thông qua chế độ ăn uống vì đây là con đường lành mạnh nhất, ít bị ngộ độc kẽm. Hoặc nếu bạn lựa chọn bổ sung kẽm bằng thực phẩm chức năng thì nên biết rõ tác dụng phụ của kẽm, chẳng hạn như uống kẽm bị buồn nôn và liều lượng cần thiết theo độ tuổi để tránh ngộ độc kẽm. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm chứa kẽm nào, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo rằng bạn đang hành động đúng và an toàn nhất cho sức khỏe của mình.

Hãy thường xuyên theo dõi website Denk Nutrition - Thực phẩm chức năng của Đức để có thể cập nhật thêm những bài kiến thức sức khỏe hữu ích bạn nhé.

Nguồn

  1. National Institutes of Health: Zinc.
  2. Healthline: 7 Signs and Symptoms of Zinc Overdose
  3. Mayo Clinic: Zinc Supplement (Oral Route, Parenteral Route).
  4. Next|Health: Does Zinc Make You Nauseous?

Tham khảo các sản phẩm có chứa kẽm của Denk Nutrition

immun active Denk

Hộp 20 gói
300.000₫

electrolyte Denk

Hộp 10 gói
150.000₫

fertilo forte Denk

Hộp 30 gói
1.200.000₫

Xem thêm:

Bài viết liên quan

Bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn

Bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn là một phương pháp quan trọng để cải thiện sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Kẽm,...

Kẽm có tác dụng gì? Vai trò của kẽm và tác dụng phụ cần biết

Kẽm là khoáng chất thiết yếu, cơ thể không thể tự tổng hợp, cần được cung cấp từ các loại thực phẩm tự nhiên hoặc...

Kẽm có tác dụng gì với nữ giới?

Kẽm là khoáng chất thiết yếu, cơ thể không thể tự tổng hợp, cơ thể có thể hấp thụ kim loại này thông qua các...

Kẽm có tác dụng gì với trẻ?

Kẽm là một khoáng chất thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong cơ thể con người, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Kẽm...

Tác dụng của kẽm với nam giới

Kẽm là một trong những khoáng chất quan trọng nhất đối với sức khỏe nam giới. Không chỉ đơn thuần là một thành phần trong...

Uống kẽm nhiều có tốt không? Sử dụng kẽm mỗi ngày có được không?

Kẽm là một khoáng chất thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong hàng trăm quá trình sinh học trong cơ thể con người, từ...

Giỏ hàng