Tóc khỏe mạnh không chỉ phản ánh sự chăm sóc tốt mà còn là dấu hiệu của một chế độ dinh dưỡng cân bằng. Trong đó, kẽm một khoáng chất thiết yếu, đóng vai trò quan trọng nhưng thường bị bỏ qua. Từ việc ngăn ngừa rụng tóc đến hỗ trợ sự phát triển của nang tóc và giảm ngứa da đầu, kẽm mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho mái tóc. Vậy hãy cùng Denk Nutrition tìm hiểu rõ hơn xem kẽm có tác dụng gì với tóc qua bài viết sau.
Kẽm có tác dụng gì cho sức khỏe tổng thể?
Kẽm là khoáng chất thiết yếu với nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể, bao gồm duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh; hỗ trợ chuyển hóa protein, lipid và carbohydrate; giúp làm lành vết thương cũng như tái tạo tế bào. Ngoài những lợi ích này, kẽm còn góp phần vào sự phát triển và duy trì sức khỏe của mái tóc, giảm rụng tóc và hỗ trợ nang tóc phát triển khỏe mạnh.
Nguyên nhân gây ra rụng tóc
Rụng tóc có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:
Thay đổi nội tiết tố
Sự thay đổi hormone, chẳng hạn như trong thời kỳ mang thai, mãn kinh hoặc rối loạn tuyến giáp, có thể ảnh hưởng đến tình trạng tóc. Ở những giai đoạn này, sự thay đổi đột ngột khiến tóc mỏng do nang tóc co lại, từ đó tóc mọc chậm và dễ gãy rụng hơn.
Căng thẳng, stress, trầm cảm
Khi rơi vào trạng thái căng thẳng, cơ thể sẽ sản sinh những gốc tự do gây hại cho nang tóc. Vì thế căng thẳng, stress, trầm cảm có thể gây ra rụng tóc tạm thời hoặc lâu dài.
Di truyền
Yếu tố di truyền là nguyên nhân phổ biến của chứng hói đầu và rụng tóc ở cả nam và nữ. Nếu trong gia đình có người bị rụng tóc dẫn đến hói đầu, khả năng cao con cái cũng gặp phải trường hợp tương tự.
Hóa chất
Sử dụng các chất nhuộm, tẩy tóc cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tóc hư tổn, xơ cứng thậm chí là rụng tóc.
Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc, đặc biệt là các loại thuốc điều trị bệnh như thuốc chống trầm cảm, thuốc huyết áp, thuốc sử dụng trong hóa trị ung thư... có thể gây ra rụng tóc như một tác dụng phụ.
Nấm da đầu
Nấm da đầu có thể gây ra tình trạng viêm và rụng tóc. Nấm có thể làm cho da đầu trở nên ngứa và có vảy. Bệnh chủ yếu gặp ở trẻ em. Bệnh gây rụng tóc nhưng nếu được thăm khám, điều trị đúng cách, tóc sẽ nhanh mọc trở lại.
Tuổi tác
Quá trình lão hóa tự nhiên cũng có thể dẫn đến việc tóc mỏng và rụng nhiều hơn.
Môi trường ô nhiễm
Ô nhiễm môi trường, hóa chất độc hại, và bụi bẩn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của tóc. Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời khiến da đầu khô, tóc xơ rối dễ gãy rụng.
Kẽm có tác dụng gì với tóc?
Kẽm đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của tóc và có thể giúp giảm tình trạng rụng tóc. Các tác dụng của kẽm đối với tóc bao gồm:
Hạn chế gãy rụng tóc
Kẽm giúp điều chỉnh sự cân bằng hormone trong cơ thể, bao gồm hormone liên quan đến sự phát triển của tóc, có chức năng sản xuất keratin, giúp tóc chắc khỏe hơn và giảm tình trạng gãy rụng. Từ đó hạn chế tình trạng rụng tóc.
Sửa chữa và tái tạo tóc
Kẽm rất quan trọng cho sự tái tạo tế bào, giúp sửa chữa tóc và da đầu bị hư tổn, tạo sự thuận lợi cho quá trình phát triển tóc khỏe mạnh.
Hỗ trợ nang tóc
Kẽm là một chất chống oxy hóa mạnh, giúp bảo vệ các tế bào tóc khỏi tổn thương do gốc tự do. Gốc tự do có thể làm hỏng tế bào và nang tóc, dẫn đến tình trạng rụng tóc. Bằng cách bảo vệ các tế bào này, kẽm giúp duy trì sức khỏe của tóc.
Giảm ngứa da đầu và làm sạch gàu
Ngứa da đầu là tình trạng thường xuyên xuất hiện khi da đầu bị nấm tấn công gây kích ứng, gây viêm. Kẽm chính là một trong những hoạt chất giúp kiểm soát những vi khuẩn, nấm ngứa này. Giúp làm dịu da đầu, giảm ngứa đồng thời giảm dầu thừa trên tóc.
Giảm thiểu tình trạng ngứa da đầu
Sử dụng sản phẩm chứa kẽm có thể giúp làm dịu da đầu và giảm cảm giác ngứa ngáy. Kẽm đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp protein và cân bằng nồng độ hormone cơ thể. Khi có đủ protein, các nang tóc được nuôi dưỡng chắc khỏe, giảm gãy, giảm tính trạng tóc khô xơ rối và giảm rụng hiệu quả.
Lưu ý khi bổ sung kẽm
Khi sử dụng kẽm để chăm sóc tóc, có một số lưu ý quan trọng mà bạn nên biết:
- Liều lượng hợp lý: Đảm bảo sử dụng kẽm theo liều lượng khuyến cáo của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Liều kẽm quá cao có thể dẫn đến các vấn đề như buồn nôn, tiêu chảy, và rối loạn tiêu hóa.
- Cân nhắc nguồn kẽm: Kẽm có thể được bổ sung qua chế độ ăn uống từ các nguồn thực phẩm như thịt đỏ, hải sản, các loại đậu, và hạt. Đây thường là phương pháp an toàn và hiệu quả. Đối với thực phẩm chức năng, bạn cần nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
- Tương tác với thuốc: Kẽm có thể tương tác với một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc kháng sinh hoặc thuốc điều trị bệnh tiểu đường. Nếu bạn đang dùng thuốc, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu bổ sung kẽm.
.
Lưu ý:
Bài viết đã đề cập đến nguyên nhân gây ra rụng tóc, kẽm có tác dụng gì cho mái tóc.Tuy nhiên bạn cũng không nên tự ý sử dụng kẽm, trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào, hãy tìm hiểu thật kỹ hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo an toàn và hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe của bạn.
Hãy thường xuyên theo dõi website Denk Nutrition - Thực phẩm chức năng của Đức để có thể cập nhật thêm những bài kiến thức sức khỏe hữu ích bạn nhé.
Nguồn:
- tamanhhospital: rụng tóc
- gymstore: tác dụng kẽm với tóc
- goldielocks: zinc for hair growth
Xem thêm: