Vitamin B12 (cobalamin) là một trong những vitamin thiết yếu đối sức khỏe, nhưng câu hỏi vitamin B12 nên uống lúc nào, uống như thế nào để đạt hiệu quả tối ưu nhất? Điều này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, như dạng bào chế của sản phẩm, liều lượng và tình trạng sức khỏe mỗi người. Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để trả lời câu hỏi này.
Khi nào cần bổ sung vitamin B12?
Chúng ta thường bổ sung vitamin B12 khi có những dấu hiệu thiếu hụt vitamin B12 như mệt mỏi suy nhược, rối loạn tiêu hóa, rối loạn thần kinh hoặc các yếu tố ảnh hưởng đến hấp thu và cung cấp vitamin B12 từ chế độ ăn uống hàng ngày. Các trường hợp thường thiếu hụt vitamin có thể kể đến như:
Người cao tuổi
Người cao tuổi thường có khả năng hấp thụ vitamin B12 kém hơn do sự suy giảm chức năng tiêu hóa.
Bệnh nhân dùng thuốc ức chế tiêu hóa
Một số bệnh nhân điều trị đái tháo đường bằng những loại thuốc có chứa metformin có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ vitamin B12 cho cơ thể.
Người ăn chay
Người ăn chay không tiêu thụ những thực phẩm từ động vật như thịt, cá và trứng, dẫn đến dễ thiếu hụt vitamin B12.
Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú
Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú cần bổ sung vitamin B12 để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi và sự phát triển của trẻ sau này.
Thực phẩm chức năng chứa vitamin B12
Hàm lượng
Thực phẩm chức năng chứa vitamin B12 được sản xuất với các hàm lượng khác nhau có thể kết hợp với loại vitamin khác hoặc chỉ đơn thuần cung cấp vitamin B12 từ 2.5 microgam đến 1000 microgam để đáp ứng nhu cầu sử dụng.
Dạng bào chế
Vitamin B12 được sản xuất dưới dạng viên nén, viên ngậm dưới lưỡi, được sử dụng bằng đường uống hoặc tiêm. Các dạng bào chế này cho phép người dùng lựa chọn phù hợp với nhu cầu và tình trạng sức khỏe của mình.
Nên uống vitamin B12 vào lúc nào?
Vitamin B12 thường được khuyến cáo nên uống vào buổi sáng để tối đa hóa hấp thu. Tuy nhiên, không có nghiên cứu cụ thể nào cho thấy thời gian uống vitamin B12 sẽ ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả của nó. Việc uống vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày cũng không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích sức khỏe của bạn.
Cần bổ sung bao nhiêu vitamin B12 mỗi ngày?
Ngoài câu hỏi khi nào nên uống vitamin B12 thì liều lượng để sử dụng vitamin B12 cũng đc nhiều người quan tâm. Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới, liều sử dụng vitamin B12 của người lớn là 2.4 microgam, còn trẻ nhỏ dưới 13 tuổi là 1.8 microgam. Đối với phụ nữ mang thai thì cần tiêu thụ khoảng 2.6 đến 2.8 microgam vitamin B12 mỗi ngày.
Vitamin B12 loại nào tốt nhất?
Vitamin B12 có thể được cung cấp với nhiều dạng khác nhau như cyanocobalamin, adenosylcobalamin, methylcobalamin và hydroxycobalamin. Cyanocobalamin là dạng vitamin B12 tổng hợp, là loại thực phẩm chức năng phổ biến của vitamin B12, khi vào cơ thể được chuyển hoá thành adenosylcobalamin và methylcobalamin - các dạng hoạt động của vitamin B12. Bên cạnh đó, hydroxycobalamin là tiền chất của methylcobalamin được dùng để điều trị ngộ độc cyanua. Các loại vitamin B12 được bào chế dưới dạng viên nang, viên nén, viên ngậm dưới lưỡi, dạng dung dịch lỏng và dạng tiêm. Các nghiên cứu cho thấy rằng việc hấp thu vitamin B12 có thể khác nhau tùy theo loại và dạng bào chế được sử dụng.
- Dạng viên nén: Vitamin B12 dưới dạng viên nén thường có thể hấp thu tốt, nhất là khi được nhai một cách kỹ lưỡng.
- Dạng dung dịch lỏng: Vitamin B12 dưới dạng dung dịch lỏng cũng có thể hấp thu tốt, vì dạng này thường được hòa tan sẵn và dễ dàng cho cơ thể hấp thu
- Dạng tiêm: Vitamin B12 dưới dạng tiêm thường được coi là phương pháp cung cấp vitamin B12 có hiệu quả nhất và nhanh chóng nhất, bởi vì nó tránh qua đường tiêu hóa và trực tiếp vào hệ tuần hoàn.
Việc lựa chọn loại vitamin B12 và dạng bào chế thích hợp nên dựa trên tình trạng sức khỏe và nhu cầu của mỗi người. Đối với bệnh nhân có vấn đề về hấp thu qua đường tiêu hóa hoặc cần nâng cao nhanh nồng độ vitamin B12 trong cơ thể, dạng tiêm vitamin B12 có thể là phương án tốt nhất. Tuy nhiên, việc sử dụng vitamin B12 dưới dạng viên nén hoặc dung dịch lỏng cũng có thể đáp ứng nhu cầu của hầu hết mọi người trong điều kiện bình thường.
Tương tác thuốc khi dùng chung với vitamin B12
Vitamin B12 ít tương tác với các loại thuốc khác. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp nên cẩn thận hoặc cần tư vấn y tế, chuyên gia dinh dưỡng trước khi sử dụng, đặc biệt là khi sử dụng đồng thời với những loại thuốc sau:
- Thuốc chống co giật: Một số thuốc như phenytoin có thể làm giảm hấp thu vitamin B12.
- Thuốc chống loạn thần: Các thuốc như chloramphenicol có thể ảnh hưởng đến sản xuất vitamin B12 trong cơ thể.
- Metformin: Thuốc điều trị đái tháo đường có thể làm giảm hấp thu vitamin B12.
Việc tham khảo ý kiến chuyên gia y tế sẽ giúp đảm bảo rằng bạn sử dụng vitamin B12 một cách an toàn và hiệu quả.
Lưu ý:
Vitamin B12 là một phần quan trọng trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày, đặc biệt đối với những người có nguy cơ thiếu hụt. Việc chọn đúng loại và nên uống vitamin B12 lúc nào thì phù hợp sẽ giúp bạn tối ưu hóa lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu sử dụng vitamin B12 hay bất kỳ loại thực phẩm bổ sung nào khác, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo rằng bạn đang hành động đúng và an toàn nhất cho sức khỏe của mình.
Hãy thường xuyên theo dõi website Denk Nutrition - Thực phẩm chức năng của Đức để có thể cập nhật thêm những bài kiến thức sức khỏe hữu ích bạn nhé.
Nguồn:
- WebMD: Vitamin B12- uses side effects and more.
- Healthline: Vitamin B12 dosage: how much should you take per Day?
- National Institues of Health: VitaminB12-HealthProfessional.
- National of Library: Hydroxocobanlamine.
Xem thêm:
Vitamin B12 có trong thực phẩm nào? Thiếu Vitamin B12 nên ăn gì?
Dấu hiệu thiếu vitamin B12 của cơ thể và cách phòng ngừa, điều trị hiệu quả
Thiếu Vitamin B12 gây bệnh gì? Cách bổ sung Vitamin B12 hiệu quả