Denk Nutrition

Nguyên nhân và cách giảm chuột rút về đêm

Đăng bởi Denk Nutrition
vào lúc 17/02/2023

Nguyên nhân và cách giảm chuột rút về đêm

1. Chuột rút về đêm là gì?

Chuột rút còn gọi là vọp bẻ, đây là một triệu chứng thường gặp, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, chuột rút thường phổ biến hơn ở người trung niên và cao tuổi. Chuột rút về đêm là tình trạng xuất hiện các cơn co thắt của một cơ hay một nhóm cơ, thường là các cơ ở sau cẳng chân hay đùi hoặc bàn chân. Các cơn co thắt thường xảy ra đột ngột, kéo dài vài giây hoặc tới trên mười phút.

Biểu hiện của chuột rút như sau: Khi bị chuột rút, bạn sờ vào thấy cơ bị co cứng lại, cảm giác đau nhức, không thể cử động trong khoảng vài giây hoặc vài phút. Nhiều người mô tả cơn đau do chuột rút đau như bị bóp chặt cẳng chân. Sau đó, triệu chứng ê đau có thể hết hoặc kéo dài cả ngày hoặc vài ngày khiến bệnh nhân đi lại khó khăn.

Theo thống kê, có khoảng 30% người trên 60 tuổi và 50% người trên 80 tuổi thường bị chuột rút, đặc biệt là vào ban đêm. Không chỉ người già, 7% trẻ em cũng bị chuột rút lúc đang ngủ. Khi đó, các cơ sẽ căng lên, gây khó chịu và rất đau đớn ở vùng cơ bị chuột rút đồng thời làm gián đoạn giấc ngủ và ngủ không ngon. Điều này sẽ khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng vào ngày hôm sau.

2. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của hiện tượng chuột rút về đêm

Một số nguyên nhân gây chuột rút về đêm bao gồm:

  • Mỏi cơ: Mỏi các cơ bắp là nguyên nhân chính gây chuột rút. Nếu tập luyện, vận động quá sức vào ban ngày thì một số người có thể bị chuột rút vào ban đêm;
  • Lười vận động: Những người ít hoạt động thể chất thường khiến các cơ bắp không được co giãn. Điều này làm tăng nguy cơ chuột rút về đêm. Bên cạnh đó, các cơ ở những người ít vận động thường ngắn hơn nên dễ làm tăng nguy cơ chuột rút;
  • Tư thế cơ thể: Nếu ngồi hoặc nằm trong một tư thế quá lâu thì sẽ làm hạn chế lưu lượng máu đến chân, có thể gây chuột rút;
  • Tuổi tác: Người lớn tuổi thường dễ bị chuột rút vào ban đêm hơn các độ tuổi khác;
  • Mang thai: Do nhu cầu dinh dưỡng tăng lên để nuôi dưỡng bào thai hoặc thay đổi lượng hormone trong cơ thể, phụ nữ mang thai có thể mắc chứng chuột rút chân vào ban đêm. Vì thế, trong quá trình mang thai, mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết cho thai kỳ;
  • Tác dụng phụ của thuốc: naproxen, levalbuterol, estrogen liên hợp, sucrose (sắt tiêm tĩnh mạch), nhóm statin điều trị tăng lipid máu...;
  • Ngoài ra, một số bệnh lý sẽ làm tăng nguy cơ chuột rút về đêm như: đái tháo đường, rối loạn thần kinh (bệnh Parkinson…), viêm xương khớp, bệnh tim mạch, một số rối loạn hormone (suy giáp…),…
  • Thiếu Canxi: Nguyên nhân hàng đầu gây chuột rút bắp chân là do thiếu canxi. Nồng độ canxi trong máu bị suy giảm sẽ gây co thắt ở bắp chân.

3. Cách điều trị chuột rút về đêm:

Một số mẹo giúp nhanh hết chuột rút:

  • Nhẹ nhàng duỗi cơ;
  • Dùng tay massage nhẹ nhàng vùng bị chuột rút;
  • Uốn cong, không co chân để kéo dài cơ chân;
  • Nắm các ngón chân và kéo dãn ra;
  • Chườm ấm hoặc chườm lạnh tại vị trí bị chuột rút để máu lưu thông;
  • Đứng dậy đi lại hoặc lắc lư chân.

4. Những biện pháp phòng chống chuột rút về đêm:

  • Dãn cơ vào ban ngày và trước khi đi ngủ, tập các bài tập thể dục tập trung vào cơ bắp chân và bàn chân.
  • Đi lại nhiều hơn, tránh việc ngồi một chỗ quá nhiều.
  • Uống nhiều nước: Nước có vai trò vận chuyển dưỡng chất và mang các chất thải ra khỏi cơ bắp. Việc uống đủ nước và uống đều đặn trong suốt cả ngày sẽ ngăn ngừa được chuột rút và giữ cho cơ bắp có thể hoạt động tốt
  • Mang giày, dép thoải mái, vừa chân.
  • Chế độ dinh dưỡng đủ chất, ăn nhiều rau và hoa quả để bổ sung vitamin và khoáng chất.
  • Sử dụng thêm các thực phẩm bảo vệ sức khỏe bổ sung Canxi, Kali, Magie cho cơ thể.
  • Điều trị sớm các bệnh lý: loãng xương, bệnh tuyến giáp, đái tháo đường, rối loạn chuyển hoá, thiếu máu…

Bài viết liên quan

DHA có trong thực phẩm nào?

Để duy trì sức khỏe và cải thiện chất lượng cuộc sống, một trong những yếu tố không thể thiếu trong chế độ ăn uống...

Tác dụng của Iốt đối với mẹ bầu

I-ốt là một vi chất tự nhiên, là nguyên liệu tham gia vào quá trình tổng hợp thyroxin cần thiết cho sự phát triển thể...

Iodine là gì? Công dụng của Iodine đối với cơ thể

Iodine (iốt) là một vi chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể, được biết đến với vai trò quan trọng trong việc duy trì...

Vitamin E uống ngày mấy viên?

Vitamin E là một trong những vitamin thiết yếu, đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng sinh lý của cơ thể, ngăn chặn...

Những thực phẩm giàu Iốt để bổ sung vào thực đơn hằng ngày

I-ốt là một khoáng chất thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tuyến giáp và hỗ trợ nhiều chức...

Vitamin E có tác dụng gì với phụ nữ?

Vitamin E là một trong những dưỡng chất quan trọng đối với sức khỏe và sắc đẹp của phụ nữ. Trong bài viết này, Denk...

DHA là gì? Công dụng của DHA đối với sức khỏe?

DHA đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe não bộ và phát triển thị giác. Đây là một trong những thành...

Selen có trong thực phẩm nào? TOP 20 thực phẩm giàu Selen bạn cần biết

Selen là một nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể con người, dù chỉ cần một lượng nhỏ nhưng nó đóng vai trò...

Mẹ bầu bị mất ngủ: Nguyên nhân và cách cải thiện giấc ngủ cho mẹ bầu

Mất ngủ là luôn vấn đề phổ biến mà nhiều mẹ bầu quan tâm trong suốt thời kỳ mang thai. Sự thay đổi về thể...

Thiếu hụt Selen: Triệu chứng thiếu Selen, nguyên nhân và cách điều trị

Selen là một nguyên tố vi lượng thiết yếu, đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng của cơ thể, bao gồm tăng cường...

Giỏ hàng