Denk Nutrition

Mẹ cần bổ sung DHA cho bé trong giai đoạn nào để trí não được phát triển tốt nhất?

Đăng bởi Denk Nutrition
vào lúc 15/12/2023

Từ lâu, Omega 3 đã đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh lại có chung một thắc mắc về giai đoạn và cách bổ sung DHA để bé được phát triển toàn diện.

DHA là gì?

Axit docosahexaenoic (DHA) là một axit béo thuộc nhóm omega-3. Cơ thể chúng ta không thể sản sinh ra dưỡng chất này, do đó việc bổ sung DHA từ các nguồn thực phẩm bên ngoài là rất cần thiết.

DHA rất quan trọng trong giai đoạn mang thai và cho con bú. Loại axit béo này giúp truyền thông tin giữa các dây thần kinh và có mặt ở khắp các màng trong cơ thể.

 

Công dụng của DHA đối với trẻ em.

Phát triển thị lực: DHA đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển thần kinh thị lực. Việc bổ sung DHA từ giai đoạn sớm là rất cần thiết, cụ thể khi mang thai bởi vì DHA tích luỹ rất nhiều trong võng mạc ở giai đoạn này.

Phát triển trí não: DHA rất cần thiết cho sự phát triển của não bộ vì hàm lượng DHA trong chất xám rất cao giúp tạo ra trí thông minh, kích thích độ nhạy của các neuron thần kinh giúp dẫn truyền thông tin nhanh và chính xác hơn. Trong quá trình phát triển, trẻ thiếu hụt DHA sẽ có chỉ số thông minh IQ thấp hơn những trẻ được bổ sung đầy đủ.

Các giai đoạn vàng cần bổ sung DHA cho bé.

  1. Giai đoạn mang thai

Ngay từ khi còn trong bụng mẹ, nhu cầu bổ sung DHA cho cả mẹ và bé là rất cần thiết, đặc biệt ở 3 tháng cuối thai kỳ. Bổ sung đầy đủ DHA trong giai đoạn này giúp mẹ giảm nguy cơ sinh non, tiền sản giật và đảm bảo cung cấp dinh dưỡng cho bé phát triển hệ thần kinh và mạch máu.

Do đó, cần bổ sung tối thiểu 200mg DHA mỗi ngày để đáp ứng cho mẹ và bé trong giai đoạn này.

  1. Giai đoạn sơ sinh

Sau khi chào đời, nguồn cung cấp DHA chính cho bé là sữa mẹ. Tuy nhiên, nồng độ DHA có trong sữa mẹ sẽ khác nhau, phụ thuộc vào lượng chất béo trong khẩu phần ăn uống hằng ngày. Do đó, bổ sung dinh dưỡng này cho mẹ sau sinh là vô cùng quan trọng.

Đối với trẻ dưới 12 tháng tuổi, lượng DHA tối ưu là 0.32% trong tổng lượng axit béo, tương ứng 17mg/100kcal. Trẻ từ 1-6 tuổi cần bổ sung khoảng 75mg DHA mỗi ngày.

Trong trường hợp trẻ không bú sữa mẹ, hãy lựa chọn các sản phẩm sửa chứa đầy đủ lượng DHA nêu trên.

  1. Trẻ em từ 6 tuổi trở lên

Trẻ từ 6 tuổi trở lên cũng cần bổ sung DHA khoảng 100-125mg/ngày để giúp trí não linh hoạt trong việc học tập.

Các bậc phụ huynh cần đa dạng khẩu phần ăn ở trẻ, ưu tiên lựa chọn các thực phẩm giàu DHA như:

Trứng

Sữa

Các loại hạt

Nội tạng động vật

Các loại cá biển

Tóm lại, DHA rất cần thiết cho bé phát triển trí não, nhận thức và thần kinh thị giác. Việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất này trong giai đoạn vàng thực sự mang đến rất nhiều lợi ích và hiệu quả đối với sự phát triển toàn diện của bé.

Lactonatal DHA Denk với 14 dưỡng chất vàng sẽ đáp ứng đầy đủ nhu cầu bổ sung DHA cho mẹ và bé trong giai đoạn cho con bú, đồng thời cũng là nguồn dinh dưỡng giúp mẹ hồi phục lại cơ thể sau quá trình vượt cạn đầy ý nghĩa.

Bài viết liên quan

Tác dụng của magie đối với nam giới

Magie là một khoáng chất thiết yếu đối với sức khỏe con người, đặc biệt là nam giới. Khoáng chất này đóng vai trò quan...

Tác dụng của Magie đối với bà bầu

Magie là một khoáng chất thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của cơ thể, đặc biệt là đối...

Magie giúp hấp thụ canxi hiệu quả hơn

Magie là một khoáng chất quan trọng đối với sức khỏe xương khớp và nhiều chức năng khác của cơ thể. Đặc biệt, magie giúp...

Chuột rút khi ngủ: Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả

Chuột rút khi ngủ là một hiện tượng phổ biến mà nhiều người gặp phải, khiến họ thức giấc giữa đêm với cảm giác đau...

Bị chuột rút thiếu chất gì và cách bổ sung hiệu quả

Chuột rút là tình trạng co cứng cơ đột ngột, gây đau đớn và khó chịu, có thể xảy ra vào ban đêm hoặc khi...

Rối loạn giấc ngủ ở trẻ em

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ em. Tuy nhiên, một số trẻ em...

Rối loạn giấc ngủ không thực tổn: Nguyên nhân, các dạng rối loạn và cách điều trị

Giấc ngủ đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần của con người. Tuy nhiên,...

Hội chứng ngủ rũ: Nguyên nhân và hậu quả của rối loạn giấc ngủ

Chứng ngủ rũ, hay còn gọi là narcolepsy, là một dạng rối loạn giấc ngủ ảnh hưởng đến khả năng duy trì sự tỉnh táo...

Rối loạn giấc ngủ và cách điều trị hiệu quả

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe thể chất và tinh thần, giúp cơ thể phục hồi và tái tạo năng...

5 cách tự nhiên chống mất ngủ hiệu quả

Mất ngủ kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn tác động tiêu cực đến tinh thần và chất lượng...

Giỏ hàng