Denk Nutrition

Mẹ bầu có nên bổ sung kẽm?

Đăng bởi Denk Nutrition
vào lúc 28/03/2023

Mẹ bầu có nên bổ sung kẽm?

Kẽm là một nguyên tố vi lượng quan trọng, là thành phần không thể thiếu trong cơ thể con người. Kẽm được đưa vào cơ thể chủ yếu qua đường tiêu hóa và được hấp thu ở ruột non. Kẽm có vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng, phát triển của thai nhi và hỗ trợ sức khỏe cho mẹ.

1. Vai trò của kẽm trong thai kỳ.

Những lợi ích của kẽm đối với cơ thể mẹ bầu:

  • Kẽm giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn.
  • Ngăn ngừa nhiễm trùng trong cổ tử cung.
  • Giúp cân bằng nội tiết tố.
  • Hỗ trợ sản xuất nhau thai.

Những lợi ích của kẽm đối với thai nhi:

  • Thúc đẩy tăng trưởng tế bào.
  • Tăng cường sản xuất và hoạt động DNA.
  • Hỗ trợ các protein tạo nên các tế bào.
  • Giúp não phát triển khoẻ mạnh, góp phần vào khả năng học hỏi và phát triển trong tương lai của trẻ.

Ngoài ra, kẽm còn giúp ngăn ngừa một số bệnh và biến chứng trong thai kỳ như: tiêu chảy, cảm lạnh, trầm cảm, sinh non, thiếu vitamin A, tiền sản giật, hàm lượng sắt thấp ở phụ nữ có thai, nhẹ cân ở trẻ sơ sinh.

2. Thiếu hụt kẽm trong thai kỳ sẽ gây nên tình trạng gì?

Do nhu cầu kẽm cao hơn ở những mẹ bầu và mẹ đang cho con bú nên họ sẽ có nguy cơ thiếu kẽm rất cao. Thiếu kẽm sẽ gây ra những tình trạng nguy hiểm sau:

  • Sự phát triển của thai nhi bị suy giảm.
  • Ảnh hưởng đến hình thái của nhau thai.
  • Giảm vận chuyển sắt dẫn đến thiếu sắt ở thai nhi.
  • Thay đổi huyết áp của mẹ bầu khi mang thai và cho con bú.
  • Hệ miễn dịch của cơ thể mẹ bị suy giảm.

3. Mẹ bầu nên bổ sung kẽm trong những khoảng thời gian nào?

Mẹ bầu nên bổ sung kẽm xuyên suốt từ lúc có ý định mang thai đến khi đang cho con bú. Tương tự như acid folic, kẽm được kê đơn cho phụ nữ có ý định mang thai, vì chúng giúp thúc đẩy lập trình ADN của tế bào trứng hoặc tế bào trứng chưa trưởng thành nên rất cần thiết trước khi thụ thai. Bổ sung kẽm kéo dài đến khi cho con bú vì kẽm là khoáng chất cần thiết trong dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh.

4. Liều lượng kẽm được khuyến cáo cho phụ nữ có thai là bao nhiêu?

Liều lượng kẽm khuyến cáo hàng ngày là:

  • Phụ nữ 14-18 tuổi: mang thai nên dùng 13 mg, cho con bú nên dùng 14 mg.
  • Phụ nữ 19 tuổi trở lên: mang thai nên dùng 11 mg, cho con bú nên dùng 12 mg.

Ngưỡng dung nạp kẽm tối đa hàng ngày là:

Từ 14-18 tuổi, phụ nữ mang thai và cho con bú không nên dùng quá 34 mg/ngày.

Trên 18 tuổi, phụ nữ mang thai và cho con bú không nên dùng quá 40 mg/ngày.

5. Những dấu hiệu nào để nhận biết mẹ bầu bị thiếu kẽm?

  • Giảm cảm giác thèm ăn.
  • Giảm khả năng miễn dịch, dễ dị ứng và nhiễm trùng.
  • Sự phát triển của thai nhi bị suy giảm.
  • Cảm giác mùi vị kém.

Việc cung cấp đủ kẽm trong giai đoạn trước và khi mang thai cũng như giai đoạn cho con bú rất quan trọng. Các mẹ bầu cần tìm hiểu kỹ và có chế độ ăn uống đầy đủ đồng thời bổ sung thêm kẽm, các viên uống vitamin C, thuốc tăng cường sức đề kháng phù hợp theo tư vấn của bác sĩ/ dược sĩ cho một thai kỳ khỏe mạnh.

Nguồn:

  1. Zinc: https://www.webmd.com/vitamins/ai/ingredientmono-982/zinc
  2. YouMed: Bổ sung kẽm cho bà bầu: Lợi ích gì và bổ sung khi nào?

Bài viết liên quan

Tác dụng của magie đối với phụ nữ

Magie là một khoáng chất thiết yếu trong cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng điện giải, chức...

Tác dụng của magie đối với nam giới

Magie là một khoáng chất thiết yếu đối với sức khỏe con người, đặc biệt là nam giới. Khoáng chất này đóng vai trò quan...

Tác dụng của Magie đối với bà bầu

Magie là một khoáng chất thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của cơ thể, đặc biệt là đối...

Magie giúp hấp thụ canxi hiệu quả hơn

Magie là một khoáng chất quan trọng đối với sức khỏe xương khớp và nhiều chức năng khác của cơ thể. Đặc biệt, magie giúp...

Chuột rút khi ngủ: Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả

Chuột rút khi ngủ là một hiện tượng phổ biến mà nhiều người gặp phải, khiến họ thức giấc giữa đêm với cảm giác đau...

Bị chuột rút thiếu chất gì và cách bổ sung hiệu quả

Chuột rút là tình trạng co cứng cơ đột ngột, gây đau đớn và khó chịu, có thể xảy ra vào ban đêm hoặc khi...

Rối loạn giấc ngủ ở trẻ em

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ em. Tuy nhiên, một số trẻ em...

Rối loạn giấc ngủ không thực tổn: Nguyên nhân, các dạng rối loạn và cách điều trị

Giấc ngủ đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần của con người. Tuy nhiên,...

Hội chứng ngủ rũ: Nguyên nhân và hậu quả của rối loạn giấc ngủ

Chứng ngủ rũ, hay còn gọi là narcolepsy, là một dạng rối loạn giấc ngủ ảnh hưởng đến khả năng duy trì sự tỉnh táo...

Rối loạn giấc ngủ và cách điều trị hiệu quả

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe thể chất và tinh thần, giúp cơ thể phục hồi và tái tạo năng...

Giỏ hàng