Denk Nutrition

Bệnh tuyến giáp là gì? Cách phòng ngừa và điều trị bệnh lý về tuyến giáp

Đăng bởi Denk Nutrition
vào lúc 13/06/2023

Bệnh tuyến giáp là gì? Cách phòng ngừa và điều trị bệnh lý về tuyến giáp

Bệnh tuyến giáp là gì?  

Tuyến giáp là một tuyến nhỏ, hình cánh bướm ở phía trước cổ có chức năng tạo ra các hormon tuyến giáp. Các hormon này kiểm soát quá trình sử dụng năng lương và ảnh hưởng gần như hầu hết các hoạt động của mọi cơ quan. Do đó, tuyến giáp được xem là tuyến nội tiết quan trọng trong cơ thể của chúng ta.

Bệnh tuyến giáp xảy ra khi cơ thể bị rối loạn làm cho lượng hormon tuyến giáp sản xuất quá nhiều (cường giáp) hoặc quá ít (suy giáp). Các bệnh lý tuyến giáp thường gặp như: Bệnh viêm giáp mạn tính Hashimoto, bệnh Graves, bệnh bướu cổ.

 

Khám định kỳ tuyến giáp nếu người nhà có tiền sử mắc bệnh liên quan tuyến giáp

Triệu chứng bệnh tuyến giáp

Cường giáp

Cường giáp là tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức, sản xuất nhiều hormon tuyến giáp.

Bệnh Graves (hay Basedow) là một dạng bệnh tự miễn phổ biến, cơ thể sinh ra kháng thể chống lại chính bản thân tuyến giáp. Do đó, ở bệnh Graves, tuyến giáp hoạt động quá mức sản xuất quá nhiều hormon tuyến giáp (cường giáp). Triệu chứng của bệnh Graves bao gồm: lo lắng, khó chịu, mệt mỏi, run tay, nhịp tim nhanh, tăng tiết mồ hôi, khó ngủ, sụt cân, tiêu chảy, bướu cổ, mắt lồi.

Bệnh Grave là một bệnh phổ biến nhất của cường giáp

Bướu cổ là bệnh lý biểu hiện sưng và tăng kích thước tuyến giáp bất thường. Triệu chứng thường gặp của bệnh bướu cổ bao gồm: sưng và vướng ở cổ họng, khó nuốt, ho, thở khò khè, giọng khàn.  

Bướu cổ hình thành do kích thước tuyến giáp gia tăng và sự phát triển tế bào bất thường

Suy giáp

Suy giáp là tình trạng tuyến giáp hoạt động kém và sản xuất không đủ hormon tuyến giáp. Triệu chứng của suy giáp bao gồm: táo bón, mệt mỏi, da và tóc khô, nhạy cảm với nhiệt độ lạnh, táo bón, tăng cân, yếu hoặc đau cơ và khớp, nhịp tim chậm, kinh nguyệt không đều.

Bệnh Hashimoto là một bệnh viêm giáp tự miễn, đặc trung bởi tình trạng suy giáp. Triệu chứng của bệnh Hashimoto bao gồm: mệt mỏi, táo bón, tăng cân, da khô, da và tóc khô mỏng, kinh nguyệt không đều, sợ lạnh, bướu cổ.

 

Phòng ngừa bệnh tuyến giáp :

3 phương pháp giúp tuyến giáp khỏe mạnh, hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp: 

Phương pháp 1: Hạn chế ăn những thực phẩm đóng hộp như những thực phẩm đông lạnh đóng hộp, xúc xích, bánh ngọt, các món ăn nhẹ chế biến sẵn.

Phương pháp 2: Bổ sung đầy đủ sắt, iod và selen theo khuyến cáo bằng thức ăn hoặc thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa các thành phần này.

Phương pháp 3: Thói quen sinh hoạt, vận động lành mạnh, tránh tình trạng stress và căng thẳng kéo dài.

Điều trị bệnh lý về tuyến giáp

Cường giáp (Bệnh Graves, Bệnh bướu cổ)

Để điều trị cường giáp, tùy theo chỉ định của bác sĩ điều trị, thông thường bệnh nhân sẽ sử dụng thuốc kháng giáp. Ngoài ra, bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng iod phóng xạ hoặc phẫu thuật.

Suy giáp (Bệnh Hashimoto)

Đối với suy giáp, bệnh nhân thường được chỉ định uống hormon tuyến giáp. Phương pháp điều trị này phải có sự chỉ định của bác sĩ điều trị do bệnh nhân phải sử dụng liều lượng phù hợp tránh gây ra triệu chứng cường giáp.

 “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” vì các bệnh lý tuyến giáp thường ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của chúng ta. Nếu bạn có những triệu chứng trên hãy đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị. Điều này không những giúp nâng cao hiệu quả điều trị mà còn giảm bớt chi phí phát sinh trong quá trình điều trị.

Nguồn TLTK:

Marina Basina, M.D. , 6 Common Thyroid Problems and Diseases. Ngày truy cập 16/05/2023.

 

 

Bài viết liên quan

Tổng quan về hội chứng đau mỏi vai gáy: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Hội chứng đau mỏi vai gáy là tình trạng thường gặp ở nhiều lứa tuổi, đặc biệt là người làm việc văn phòng, lái xe,...

Làm thế nào để tăng khả năng tập trung?

Khả năng tập trung là một trong những yếu tố then chốt quyết định hiệu suất làm việc, học tập và cả chất lượng cuộc...

Những cách tăng cường trí nhớ hiệu quả bạn cần biết

Trí nhớ là yếu tố thiết yếu giúp chúng ta ghi nhớ, xử lý thông tin và duy trì hiệu quả trong công việc, học...

Những điều cần biết để bảo quản sữa mẹ đúng cách

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá và tốt nhất cho trẻ sơ sinh, đặc biệt trong những tháng đầu đời. Tuy nhiên, không...

Dị ứng sữa mẹ ở trẻ sơ sinh

Dị ứng sữa mẹ là tình trạng khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng khi thấy trẻ sơ sinh xuất hiện các triệu chứng bất...

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị dị ứng sữa công thức

Sữa công thức là giải pháp dinh dưỡng thay thế hoặc bổ sung sữa mẹ phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, một số trẻ có...

Làm sao để biết bé dị ứng sữa bò và hướng xử lý phù hợp

Dị ứng sữa bò là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trong giai đoạn sơ sinh và những năm đầu đời....

Trẻ bị dị ứng sữa - nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả

Dị ứng sữa là một trong những tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trong những năm đầu đời. Trẻ bị dị...

Giải đáp: Mẹ bị tiểu đường thai kỳ sinh con có bị tiểu đường không? Nguy cơ và cách phòng ngừa

Tiểu đường thai kỳ là một trong những biến chứng phổ biến ở phụ nữ mang thai, ảnh hưởng không chỉ đến mẹ mà còn...

Bổ sung sắt cho bà bầu 3 tháng cuối: Bao nhiêu là đủ và cách hấp thu hiệu quả

Ba tháng cuối thai kỳ là giai đoạn quan trọng khi thai nhi tăng trưởng nhanh chóng, đồng nghĩa với việc nhu cầu dinh dưỡng...

Giỏ hàng