Chuột rút là tình trạng co cứng cơ đột ngột, gây đau đớn và khó chịu, có thể xảy ra vào ban đêm hoặc khi vận động. Một trong những nguyên nhân phổ biến gây chuột rút là do cơ thể thiếu hụt một số vi chất quan trọng. Vậy bị chuột rút thiếu chất gì? Hãy cùng tìm hiểu những dưỡng chất cần thiết giúp ngăn ngừa tình trạng này và cách bổ sung hiệu quả qua chế độ ăn uống hàng ngày.
Chuột rút là gì?
Chuột rút là tình trạng co cơ đột ngột, gây đau đớn và khó chịu. Hiện tượng này có thể xảy ra ở bất kỳ cơ nào trong cơ thể, nhưng thường gặp nhất ở bắp chân, bàn chân, đùi và tay. Chuột rút có thể kéo dài từ vài giây đến vài phút, thậm chí lâu hơn nếu không được can thiệp kịp thời. Nguyên nhân dẫn đến chuột rút có thể liên quan đến nhiều yếu tố, trong đó có sự thiếu hụt vi chất dinh dưỡng.
Những người có nguy cơ cao bị chuột rút
Phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai thường bị chuột rút do sự thay đổi hormone, tăng cân và áp lực lên cơ bắp. Ngoài ra, sự thiếu hụt các khoáng chất như canxi và magie trong giai đoạn mang thai cũng góp phần gây ra tình trạng này.
Người già
Người cao tuổi có nguy cơ bị chuột rút cao hơn do sự suy giảm chức năng cơ bắp và tuần hoàn máu kém. Ngoài ra, cơ thể hấp thụ kém các dưỡng chất quan trọng như canxi và magie cũng là nguyên nhân gây co cơ. Vì vậy, người trung niên hoặc lớn tuổi thường bị tê bì tay chân hoặc chuột rút, co thắt cơ.
Vận động viên chạy bộ, bơi lội
Những người thường xuyên vận động với cường độ cao dễ bị mất nước và điện giải, làm tăng nguy cơ chuột rút. Việc không khởi động kỹ trước khi tập luyện cũng có thể khiến cơ bị co rút đột ngột.
Cơ thể bị chuột rút thiếu chất gì?
Thiếu oxy đến các cơ
Sự thiếu hụt oxy trong máu có thể làm giảm khả năng hoạt động của cơ, gây ra chuột rút, đặc biệt khi tập thể dục hoặc làm việc quá sức.
Thiếu hụt canxi
Canxi đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa hoạt động của cơ bắp. Khi cơ thể thiếu canxi, các tế bào thần kinh trở nên nhạy cảm hơn, dẫn đến nguy cơ co thắt các cơ, đau cơ sẽ cao hơn.
Thiếu hụt magie
Magie là khoáng chất cần thiết để duy trì sự thư giãn của cơ bắp. Tình trạng hay bị chuột rút xảy ra do chức năng co giãn của cơ bắp bị rối loạn vì thiếu cả hai chất canxi và magie.
Thiếu khoáng chất
Kali: Đây là khoáng chất quan trọng giúp cơ co giãn và duy trì hoạt động bình thường của tế bào. Thiếu kali có thể khiến cơ yếu, dễ co thắt và giảm khả năng hoạt động. Để bổ sung kali, nên ăn nhiều rau củ quả tươi như táo, cà rốt. Nếu cần bổ sung kali bằng thuốc, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh dư thừa gây hại.
Natri: Mất cân bằng natri có thể xảy ra khi uống quá nhiều nước, đổ mồ hôi nhiều hoặc rối loạn chức năng thận, dẫn đến chuột rút. Để bổ sung natri, có thể thêm một chút muối vào bữa ăn hàng ngày.
Thiếu hoặc thừa nước
Mất nước hay uống quá nhiều nước có thể gây mất cân bằng điện giải, dẫn đến chuột rút.
Thiếu vitamin
Vitamin nhóm B: Hệ thần kinh cần vitamin nhóm B để hoạt động. Thiếu vitamin B6 có thể gây chuột rút do ảnh hưởng đến việc vận chuyển glucose và các chức năng khác của cơ thể. Người uống nhiều rượu bia, ăn uống thiếu chất dễ bị thiếu B6. Vitamin B12 cũng quan trọng, nếu thiếu có thể gây chuột rút, thiếu máu và ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Để bổ sung, nên ăn trứng, sữa, thịt, hải sản, các loại hạt như óc chó và rau xanh đậm như rau bina hoặc dùng thực phẩm chức năng.
Vitamin D: Dù không trực tiếp tham gia co giãn cơ, vitamin D giúp hấp thụ canxi để xương chắc khỏe. Thiếu vitamin D dẫn đến thiếu canxi, dễ gây chuột rút. Cách bổ sung vitamin D là phơi nắng và ăn thực phẩm như sữa, gan, cá giàu dầu.
Nguyên nhân khác
Ngoài việc thiếu hụt dinh dưỡng, chuột rút còn có thể do các nguyên nhân sau:
-
Căng thẳng, lo lắng: Khi căng thẳng quá mức, cơ thể bị rối loạn hormone, làm tăng nhịp tim, huyết áp và gây ra chuột rút. Tình trạng stress kéo dài cũng ảnh hưởng đến hệ thần kinh và cơ bắp, khiến chuột rút xảy ra thường xuyên hơn.
-
Vận động quá sức: Những người tập luyện cường độ cao hoặc lao động nặng dễ gặp tình trạng cơ bắp bị mỏi, chấn thương, dẫn đến chuột rút. Hơn nữa, vận động quá mức làm giảm nhanh lượng đường dự trữ ở gan, khiến cơ co thắt đột ngột.
-
Suy giảm hệ tĩnh mạch chân: Khoảng 70% người bị chuột rút về đêm là do suy giảm chức năng tĩnh mạch ở chân. Khi máu lưu thông kém, cơ bắp dễ bị kích thích, gây ra chuột rút khi đang ngủ.
Chế độ ăn uống để phòng ngừa bị chuột rút
-
Bổ sung thực phẩm giàu canxi: Sữa, sữa chua, phô mai, cá hồi, rau lá xanh.
-
Cung cấp đủ magie: Các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, chuối, bơ.
-
Bổ sung kali: Khoai lang, cam, chuối, dưa hấu.
-
Uống đủ nước: Hạn chế đồ uống có cồn và caffeine để giữ cân bằng điện giải.
-
Bổ sung vitamin B: Trứng, thịt gà, sữa, thịt, hải sản, các loại đậu, các loại hạt như óc chó và rau xanh đậm như rau bina hoặc dùng thực phẩm chức năng.
-
Bổ sung vitamin D: phơi nắng và ăn thực phẩm như sữa, gan, cá béo.
Lưu ý:
Tình trạng chuột rút có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng thiếu hụt vi chất dinh dưỡng là yếu tố quan trọng cần được lưu ý. Bổ sung đầy đủ magie, canxi, kali và vitamin B sẽ giúp giảm nguy cơ co cơ đột ngột, cải thiện sức khỏe cơ bắp và hỗ trợ vận động linh hoạt hơn. Nếu bạn thường xuyên gặp phải chuột rút, hãy điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống hợp lý để khắc phục hiệu quả. Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc bị chuột rút thiếu chất gì và tìm ra giải pháp phù hợp!
Hãy thường xuyên theo dõi website Denk Nutrition - Thực phẩm chức năng của Đức để có thể cập nhật thêm những bài kiến thức sức khỏe hữu ích bạn nhé.
Nguồn
- Vinmec International Hospital: Cơ thể hay bị chuột rút là thiếu chất gì?
- MEDLATEC: Người bị chuột rút thiếu chất gì và cách khắc phục hiệu quả.