Canxi là khoáng chất dồi dào nhất trong cơ thể và rất cần thiết cho nhiều cơ chế và phản ứng đa dạng như co cơ, hình thành xương và hoạt động của enzyme và hormone. Canxi trong dịch ngoại bào duy trì trạng thái cân bằng sinh lý ở ba dạng là ion, liên kết với protein và phức hợp. Sức khỏe của mẹ bầu và trẻ sơ sinh cùng với việc đánh giá tình trạng dinh dưỡng là những chỉ số quan trọng trong quá trình mang thai và cho con bú. Do đó, sự thiếu hụt canxi có thể gây suy giảm sức khỏe của cơ thể và gây ra một số bệnh lý. Vậy biểu hiện thiếu canxi ở mẹ bầu là gì? Bài viết này sẽ cùng bạn tìm hiểu.
Tác dụng canxi đối với mẹ bầu
Một lượng lớn canxi được chuyển qua nhau thai diễn ra trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là trong tam cá nguyệt cuối, để đáp ứng nhu cầu của bộ xương thai nhi đang khoáng hóa nhanh chóng. Tương tự như vậy, trong thời kỳ cho con bú, nồng độ canxi trong cơ thể mẹ bầu cũng mất đi một lượng đáng kể. Cả hai điều này đều dẫn đến sự mất cân bằng khoáng chất xương ở người mẹ. Chính vì thế, canxi là một khoáng chất vô cùng quan trọng với mẹ bầu và mang lại nhiều tác dụng, cụ thể là:
Giảm nguy cơ tiền sản giật
Mối quan hệ nghịch đảo giữa lượng canxi hấp thụ vào và các rối loạn tăng huyết áp khi mang thai lần đầu tiên được mô tả vào năm 1980. Điều này dựa trên một nghiên cứu quan sát người da đỏ Maya ở Guatemala, những người này có truyền thống ngâm ngô trong nước vôi trước khi nấu, do đó, cơ thể họ có lượng canxi cao và tỷ lệ tiền sản giật và sản giật thấp. Cơ chế được giải thích là do nếu lượng canxi bổ sung trong thời kỳ mang thai thấp có thể kích thích tiết PTH, làm tăng canxi nội bào và khả năng co bóp cơ trơn và/hoặc giải phóng renin từ thận, dẫn đến co mạch và giữ natri và dịch. Những thay đổi sinh lý này có thể dẫn đến tiền sản giật.
Giảm nguy cơ sinh non
Có nhiều tài liệu đã đề cập việc bổ sung canxi mang lại hiệu quả trong việc giảm nguy cơ sinh non ở những phụ nữ có hàm lượng canxi thấp. Cơ chế hoạt động của canxi là làm giảm giải phóng tuyến cận giáp và canxi nội bào, do đó làm giảm co bóp cơ trơn. Theo cơ chế này, bổ sung canxi làm giảm co bóp cơ trơn tử cung và ngăn ngừa chuyển dạ và sinh non.
Cải thiện cân nặng của trẻ sơ sinh
Một số nghiên cứu đã được thực hiện và người ta nhận thấy rằng việc bổ sung canxi đủ liều lượng trong thời kỳ mang thai có thể giúp cho sức khỏe người mẹ và cân nặng của trẻ sơ sinh được cải thiện.
Giảm nguy cơ xuất huyết sau sinh
Xuất huyết sau sinh (PPH) là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong ở các bà mẹ trên toàn thế giới và thường do tử cung mất trương lực sau khi sinh. Canxi là chất truyền tin quan trọng cần thiết trong tế bào cơ tử cung để khiến cơ co bóp sau khi dùng oxytocin – thuốc đầu tay được sử dụng để phòng ngừa và điều trị PPH. Cơ chế hoạt động của thuốc là tăng nồng độ canxi sinh lý trong tế bào cơ tử cung, thúc đẩy khả năng co bóp tối ưu cho cơ tử cung.
Cải thiện mật độ xương sau sinh
Những thay đổi về hàm lượng canxi trong xương đã được đánh giá thông qua việc sử dụng các nghiên cứu mật độ xương tuần tự trong thời kỳ mang thai. Mật độ xương cột sống ở phần thắt lưng của mẹ bầu đã giảm lần lượt 4,5 và 3,5% khi thực hiện so sánh các kết quả đo được trước khi thụ thai với các kết quả đo được trong vòng 4 và 6 tuần sau sinh. Nếu phụ nữ mang thai có chế độ ăn uống kém chất lượng, nghèo nàn khoáng chất canxi thì sau khi sinh có nguy cơ giảm mật độ xương cột sống thắt lưng đáng kể.
Giảm nguy cơ loãng xương khi mang thai
Nếu phụ nữ có mật độ khoáng chất xương trước khi mang thai kém, lượng canxi và vitamin D bổ sung vào cơ thể trong quá trình mang thai thấp khiến những phụ nữ này có nguy cơ cao sẽ bị khối lượng xương thấp – một chỉ số đo lượng canxi có trong một khối xương nhất định, và sau đó phát triển thành bệnh loãng xương.
Biểu hiện thiếu canxi ở mẹ bầu
Mệt mỏi
Mệt mỏi thường là hậu quả của việc các tế bào trong cơ thể của bạn bị thiếu dinh dưỡng. Chính vì thế, cơ thể bị thiếu hụt canxi sẽ gây ra cảm giác mệt mỏi ở mẹ bầu.
Sức khỏe răng miệng kém
Nếu cơ thể mẹ bầu không được cung cấp đủ lượng canxi cần thiết, cơ thể sẽ lấy canxi từ xương để duy trì chức năng, điều này sẽ khiến răng của bạn dễ bị sâu và dễ lung lay hơn — và thậm chí có thể mắc bệnh nha chu.
Đau cơ và co thắt
Canxi không chỉ làm cho xương chắc khỏe mà nó còn đảm bảo cơ bắp của chúng ta hoạt động bình thường. Cụ thể là, canxi giúp cơ bắp của co lại và giãn ra. Nói cách khác, khi mẹ bầu bị hạ canxi máu sẽ khiến bạn bị đau nhức, cứng cơ và co thắt nhiều hơn.
Các vấn đề về nhận thức
Nếu các tế bào bị thiếu canxi, mẹ bầu có thể gặp phải một loạt các triệu chứng về nhận thức, từ tình trạng sương mù não - là một dạng rối loạn chức năng nhận thức, đến chóng mặt và lú lẫn. Thậm chí còn có bằng chứng sơ bộ cho thấy lượng canxi được hấp thụ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của mẹ bầu.
Bà bầu bị tê tay có phải thiếu canxi?
Canxi đóng vai trò quan trọng trong nhiều bộ phận khác nhau của hệ thần kinh trung ương; nếu thiếu canxi, chúng ta có thể thấy các dây thần kinh đó bị ảnh hưởng, đặc biệt là ở các chi (bàn tay, ngón tay, bàn chân và ngón chân). Điều này lý giải vì sao mẹ bầu thiếu canxi thường hay bị tê tay chân.
Co giật
Thiếu hụt vitamin cùng với các cation và anion, trong đó có khoáng chất canxi đôi khi có thể gây ra co giật.
Nhịp tim bất thường
Nếu nhịp tim của mẹ bầu bắt đầu có cảm giác hơi bất thường, bạn cần trao đổi với bác sĩ càng sớm càng tốt. Đây có thể là dấu hiệu của tình trạng thiếu canxi nghiêm trọng. Canxi rất quan trọng đối với chức năng của cơ — và tim của bạn là một cơ. Có một mối liên hệ rõ ràng giữa tình trạng rối loạn canxi và loạn nhịp thất nghiêm trọng và thậm chí có khả năng gây tử vong.
Bất kể mức canxi là bao nhiêu, bạn nên đến phòng cấp cứu (ER) ngay lập tức nếu bạn bị đau ngực (đau thắt ngực) cùng với các triệu chứng khác như khó thở, chóng mặt hoặc ngất xỉu.
Hạ canxi máu trong thai kỳ có nguy hiểm không?
Khi mức canxi trong máu quá thấp có thể gây ra tình trạng hạ canxi máu, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như tăng huyết áp thai kỳ, nguy cơ tiền sản giật và tử vong ở mẹ bầu. Bên cạnh đó, hàm lượng canxi trong máu thấp có thể làm tăng tốc độ sản xuất xương mới để thay thế xương cũ đang chết. Vì hầu hết chì trong cơ thể được lưu trữ trong xương nên chì "rò rỉ" vào máu trong quá trình chuyển hóa xương và có thể làm tăng nồng độ chì trong máu, có thể gây hại cho thai nhi đang phát triển.
Tăng canxi máu trong thai kỳ có nguy hiểm không?
Tăng canxi máu rất hiếm khi gặp trong thai kỳ. Nguyên nhân phổ biến nhất gây tăng canxi máu trong thai kỳ là cường cận giáp. Tăng canxi máu mang đến hậu quả bất lợi cho thai nhi bao gồm tỷ lệ sảy thai tăng, chậm phát triển trong tử cung và thai chết lưu. Tăng canxi niệu xảy ra khi bài tiết canxi qua nước tiểu vượt quá 250 mg/ngày ở phụ nữ, thường xảy ra trong thai kỳ do tăng hấp thu đường ruột và tăng GFR. Tăng canxi máu và tăng canxi niệu có thể gây suy thận (GFR < 60 mL/phút 114), vôi hóa mạch máu và mô mềm và sỏi thận.
Lưu ý:
Nếu bạn có dự định mang thai hoặc đang mang thai, hãy cân nhắc bổ sung vitamin và khoáng chất, đặc biệt là canxi và acid. Đừng đợi cho đến khi xuất hiện các biểu hiện thiếu canxi ở mẹ bầu mới quan tâm nghiêm túc đến việc bổ sung chúng hàng ngày, lúc đó có thể đã quá muộn. Bổ sung đủ hàm lượng canxi cho bà bầu trước và trong khi mang thai có thể giúp duy trì sức khỏe cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm chứa canxi nào, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo rằng bạn đang hành động đúng và an toàn nhất cho sức khỏe của mình.
Hãy thường xuyên theo dõi website Denk Nutrition - Thực phẩm chức năng của Đức để có thể cập nhật thêm những bài kiến thức sức khỏe hữu ích bạn nhé.
Nguồn:
- National Library of Medicine: Calcium and bone disorders in pregnancy.
- National Library of Medicine: Calcium: A Nutrient in Pregnancy.
- National Library of Medicine: Hypocalcemia in Pregnancy: A Clinical Review Update.
- Cleveland Clinic: Telltale Signs That You’re Not Getting Enough Calcium.