Canxi là một khoáng chất thiết yếu cho cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể của cơ thể. Việc thiếu hụt canxi có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, từ đau cơ, loãng xương đến các vấn đề về răng miệng. Vậy hãy cùng Denk Nutrition giúp bạn hiểu rõ về vai trò của canxi, dấu hiệu thiếu canxi, nguyên nhân gây thiếu canxi, và cách bổ sung canxi hiệu quả qua bài viết sau.
Vai trò của canxi với cơ thể
Canxi chiếm khoảng 1-2% trọng lượng cơ thể và chủ yếu tập trung ở xương và răng, đóng vai trò thiết yếu trong nhiều chức năng sinh lý. Canxi là thành phần chính cấu tạo nên xương và răng, giúp chúng chắc khỏe và bền bỉ. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ chức năng cơ bắp bằng cách tham gia vào sự co cơ và vận động bình thường, đồng thời điều chỉnh chức năng thần kinh bằng cách truyền tải tín hiệu giữa não và các cơ quan khác. Không những thế, Canxi giúp duy trì nhịp tim ổn định và chức năng của hệ tim mạch.
Dấu hiệu thiếu canxi ở cơ thể
Xuất hiện các vấn đề liên quan đến cơ bắp, móng, da
Canxi quyết định lớn tới sự phát triển của xương, nếu bị thiếu canxi, bệnh nhân sẽ đối mặt với một số hiện tượng như, chuột rút, thường xuyên bị đau ở bắp đùi, nách hoặc là cánh tay, Ngoài ra, tê và ngứa ở tay, chân, và quanh miệng cũng là dấu hiệu phổ biến.
Bên cạnh đó, khi cơ thể không được cung cấp đủ canxi, bạn cũng có thể gặp các vấn đề về da như: Da khô, móng tay dễ gãy, tóc thô, và rụng tóc thành từng mảng là những triệu chứng có thể xảy ra.
Xuất hiện các vấn đề liên quan đến hệ thần kinh
Canxi tham gia vào việc truyền tải tín hiệu thần kinh. Thiếu canxi có thể ảnh hưởng đến cách các tín hiệu được truyền từ não đến các phần khác của cơ thể. Vì thế khi thiếu canxi cũng có thể gây mất ngủ, cảm giác mệt mỏi, thiếu năng lượng và sự uể oải.
Nguyên nhân cơ thể bị thiếu canxi
Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo
Nguyên nhân chính dẫn tới thiếu canxi là do chế độ dinh dưỡng không đảm bảo cung cấp đủ canxi. Chế độ ăn uống thiếu các thực phẩm giàu canxi như sữa, rau xanh, và hạt hoặc một số nhóm người có chế độ ăn đặc biệt hoặc hạn chế như người ăn chay, người dị ứng lactose từ sữa, người dị ứng đạm sữa hay những người ăn theo chế độ giảm cân nghiêm ngặt,… cũng có thể thiếu hụt canxi.
Khả năng hấp thụ kém
Một số người có khả năng hấp thụ canxi kém do các vấn đề bệnh tiêu hoá, bệnh lý ruột hoặc phẫu thuật trên ruột. Ngay cả khi chế độ ăn uống đủ canxi, cơ thể có thể không hấp thu tốt nếu gặp các vấn đề về tiêu hóa hoặc hấp thu.
Thiếu vitamin D
Vitamin D rất quan trọng để cơ thể hấp thu canxi hiệu quả. Thiếu vitamin D có thể dẫn đến việc cơ thể không hấp thu đủ canxi, mặc dù bạn có thể tiêu thụ đủ từ thực phẩm giàu canxi.
Tiêu thụ quá nhiều chất gây mất canxi
Một số chất như caffeine, rượu, nước ngọt có ga,... có thể làm mất canxi khỏi cơ thể. Một số loại thuốc đặc trị như thuốc điều trị loãng xương (bisphosphonates, denosumab), thuốc kháng viêm (corticosteroid), thuốc kháng sinh (rifamycin), thuốc hóc môn (calcitonin),... cũng có thể gây ra tình trạng thiếu canxi.
Thiếu hụt canxi do bệnh lý
Bệnh nhân mắc phải các bệnh lý tuyến cận giáp hoặc phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu canxi. Nguyên nhân do cơ thể không sản xuất đủ hormone tuyến cận giáp để kiểm soát lượng canxi trong máu. Ngoài ra, các bệnh lý về gan và thận cũng có thể dẫn đến việc thiếu hụt canxi.
Tuổi tác
Trẻ em và thanh thiếu niên đang trong quá trình phát triển chiều cao, cơ thể cần tiêu thụ nhu cầu canxi lớn để phát triển xương. Ngoài ra ,người lớn tuổi cũng là một trong những đối tượng thiếu canxi nguyên nhân là do nhu cầu canxi của người lớn tuổi cao hơn do khả năng hấp thu canxi giảm theo thời gian và nguy cơ mất xương tăng cao. Phụ nữ mãn kinh cũng có nguy cơ cao hơn do thay đổi nội tiết tố ảnh hưởng đến sự hấp thu và duy trì canxi.
Bổ sung canxi như thế nào
Để bổ sung canxi hiệu quả, bạn có thể thực hiện các phương pháp sau:
- Sử dụng thực phẩm giàu canxi: Ăn các thực phẩm giàu canxi như sữa và các sản phẩm từ sữa, rau xanh như cải xoăn và bông cải xanh, hạt vừng, và cá nhỏ như cá mòi.
- Sử dụng thực phẩm chức năng: Nếu chế độ ăn không đủ canxi, bạn có thể sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung canxi. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn sản phẩm phù hợp.
- Sử dụng tăng cường Vitamin D: Vitamin D giúp cơ thể hấp thu canxi hiệu quả hơn, vì vậy nên bổ sung vitamin D từ ánh sáng mặt trời hoặc thực phẩm bổ sung.
Liều lượng canxi cần thiết cho cơ thể
Liều lượng canxi cần thiết phụ thuộc vào độ tuổi và nhu cầu cụ thể của từng người. Theo khuyến nghị của các tổ chức y tế:
Độ tuổi |
Nam |
Nữ |
Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi |
200 mg |
200 mg |
Trẻ sơ sinh 7–12 tháng tuổi |
260 mg |
260 mg |
Trẻ từ 1–3 tuổi |
700 mg |
700 mg |
Trẻ từ 4–8 tuổi |
1,000 mg |
1,000 mg |
Trẻ từ 9–13 tuổi |
1,300 mg |
1,300 mg |
Trẻ từ 14–18 tuổi |
1,300 mg |
1,300 mg |
Người trưởng thành từ 19–50 tuổi |
1,000 mg |
1,000 mg |
Người trưởng thành từ 51–70 tuổi |
1,000 mg |
1,200 mg |
Người cao tuổi 70+ tuổi |
1,200 mg |
1,200 mg |
Tác dụng phụ cần lưu ý khi bổ sung canxi
Khi sử dụng quá nhiều canxi cũng có thể dẫn đến các tác dụng phụ như: sỏi thận, táo bón, canxi lẫn trong mạch máu, suy giảm khả năng hấp thu sắt và kẽm, tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Vì thế, hãy tham khảo liều lượng của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có được kết quả tốt nhất.
Lưu ý:
Canxi là một khoáng chất quan trọng cho sức khỏe xương và nhiều chức năng khác trong cơ thể. Việc hiểu rõ nguyên nhân thiếu canxi và các phương pháp bổ sung canxi hiệu quả sẽ giúp bạn duy trì sức khỏe tốt nhất.Tuy Nhiên bạn phải tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để phương pháp hiệu quả nhất.
Hãy thường xuyên theo dõi Website Denk Nutrition - Thực phẩm chức năng của Đức để có thẻ cập nhật những bài kiến thức sức khỏe hữu ích bạn nhé.
Nguồn:
- Medlatec: Những dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang bị thiếu canxi trầm trọng
- Medlatec:Những dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang bị thiếu canxi trầm trọng