Denk Nutrition

Biểu hiện của người bị thiếu Kali

Đăng bởi Denk Nutrition
vào lúc 23/10/2024

Tình trạng thiếu Kali dẫn đến nồng độ Kali trong máu thấp, gây ra các triệu chứng cho cơ thể. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan trong cơ thể, suy giảm tình trạng sức khỏe. Vậy biểu hiện của người bị thiếu Kali bao gồm những gì? Bài viết này sẽ cùng bạn tìm hiểu.

 biểu hiện của người bị thiếu Kali bao gồm những gì?

Nguyên nhân gây thiếu kali trong máu

Giảm cung cấp kali trong máu

Nguyên nhân gây thiếu Kali là có thể lượng Kali cung cấp cho cơ thể bị giảm, cần xem xét các bệnh lý tiềm ẩn hoặc các thuốc đang sử dụng để xác định chính xác nguyên nhân cụ thể gây giảm kali trong máu vì lượng kali bài tiết trong nước tiểu có thể giảm tới <15 mmol/ngày. Sự đào thải kali qua thận giảm từ từ trong 10-14 ngày mới đạt tới mức <15 mmol/ngày.

Giảm cung cấp kali trong máu

Di chuyển kali vào nội bào

Sự chuyển dịch kali qua màng tế bào theo 2 phương thức:

  • Vận chuyển chủ động thông qua bơm Na+K+ATPase;
  • Áp lực thẩm thấu của dịch ngoại bào tăng, kali dịch chuyển từ nội bào ra ngoại bào. Điều này xảy ra khi cơ thể bị nhiễm toan hoặc xảy ra hiện tượng co tế bào.

Ngoài ra, đối với bệnh nhân đái tháo đường, sử dụng insulin trong điều trị có thể dẫn đến tình trạng hạ kali máu hoặc đường huyết không được kiểm soát tốt gây ra lợi tiểu thẩm thấu gây mất kali. Trường hợp các bệnh nhân thiếu máu ác tính hay giảm bạch cầu được điều trị với vitamin B12 hoặc thuốc kích hoạt dòng bạch cầu hạt đơn dòng, hay ở những bệnh nhân nuôi ăn bằng đường tĩnh mạch cũng có thể có nồng độ Kali trong máu thấp do kali di chuyển vào trong tế bào.

Di chuyển kali vào nội bào

Mất kali ngoài thận

Hiện tượng này thường thấy ở các bệnh nhân nôn ói hay có hút dịch dạ dày. Thiếu kali chủ yếu là do tăng bài xuất kali qua thận, được giải thích bằng 3 cơ chế:

  • Hút dịch dạ dày dẫn đến mất acid dịch vị gây ra kiềm chuyển hóa làm tăng nồng độ kali trong tế bào ống thận;
  • Nồng độ bicarbonate huyết tương cao cũng làm tăng vận chuyển bicarbonate và dịch đến ống thận xa;
  • Mất dịch làm giảm thể tích tuần hoàn dẫn đến cường aldosteron thứ phát gây ra bài tiết kali.

Ngoài ra, một số trường hợp cụ thể sau đây cũng có thể gây mất kali ngoài thận như:

  • Những bệnh nhân tiêu chảy trầm trọng, sử dụng các thuốc nhuận tràng, adenoma nhung mao;
  • Đổ mồ hôi quá nhiều có thể dẫn đến giảm thể tích tuần hoàn và gây ra hạ kali máu, do bài tiết kali tại thận gia tăng (cường aldosteron thứ phát).

Mất kali ngoài thận

Mất kali tại thận

Cơ chế thải trừ kali ở thận rất phức tạp và chịu ảnh hưởng của các yếu tố sau:

  • Nhiễm kiềm chuyển hóa làm tăng kali vào trong tế bào ống thận, gây tăng tiết kali;
  • Aldosteron – một hormon của tuyến thượng thận, làm tăng hoạt động bơm Na+K+ATPase ở tế bào ống thận xa, do đó làm tăng tiết kali vào lòng ống thận;
  • Các muối natri của các anion không được tái hấp thu (như bicarbonate) khi đến ống thận xa, natri sẽ được tái hấp thu, còn anion không được hấp thu, làm tăng chênh lệch đến điện tích sẽ thúc đẩy bài tiết kali;
  • Lưu lượng dịch đến ống lượn xa: Ví dụ thuốc lợi tiểu tác dụng tại quai Henle làm tăng lượng dịch đến ống lượn xa nên tăng đào thải kali.

Mất kali tại thận

Phần lớn các trường hợp hạ kali máu kéo dài là do mất kali tại thận, bao gồm các trường hợp như:

  • Sử dụng thuốc lợi tiểu;
  • Tình trạng dư thừa mineralocorticoid (cường aldosteron: cường aldosteron nguyên phát có ở các bệnh lý adenoma hay carcinoma tuyến thượng thận, hay tăng sản tuyến thượng thận bài tiết corticoid;
  • Tăng renin máu (cường aldosteron thứ phát) thường xuất hiện ở cả hai trường hợp cao huyết áp ác tính và hẹp mạch máu thận;
  • Bệnh lý tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh;
  • Hội chứng dư mineralocorticoid do thiếu men dehydrogenase hay do ức chế, do dùng licorice, kẹo nhai chống nghiện thuốc lá;
  • Biểu hiện của hội chứng Cushing.

hạ kali máu kéo dài là do mất kali tại thận

Thiếu kali trong máu có biểu hiện gì?

Yếu và mệt mỏi

Yếu và mệt mỏi là những dấu hiệu phổ biến của tình trạng thiếu kali vì một số lý do sau:

  • Khi nồng độ kali trong máu thấp, cơ bắp của bạn sẽ tạo ra các cơn co thắt yếu hơn;
  • Một số bằng chứng cho thấy sự thiếu hụt có thể làm suy yếu quá trình sản xuất insulin. Điều này có thể dẫn đến lượng đường trong máu cao và ít glucose khả dụng hơn.

Yếu và mệt mỏi

Yếu cơ và chuột rút

Chuột rút cơ là tình trạng co thắt cơ đột ngột, không kiểm soát được. Tình trạng này có thể xảy ra khi nồng độ kali trong máu thấp. Trong cơ xương, kali giúp truyền tín hiệu từ não đến cơ để kích thích các cơn co thắt. Khi nồng độ kali trong máu thấp, não không thể truyền các tín hiệu này một cách hiệu quả. Điều này dẫn đến các cơn co thắt kéo dài hơn và góp phần gây ra chuột rút cơ.

Chuột rút không có khả năng xảy ra với tình trạng hạ kali máu nhẹ hoặc trung bình, nhưng chúng có thể xảy ra với tình trạng hạ kali máu nghiêm trọng dưới 2,5 mmol/L.

Yếu cơ và chuột rút

Các vấn đề về tiêu hóa

Mặc dù các vấn đề về tiêu hóa có nhiều nguyên nhân, nhưng chúng có thể xảy ra khi bị hạ kali máu nghiêm trọng. Kali giúp truyền tín hiệu từ não đến các cơ nằm trong hệ tiêu hóa được gọi là cơ trơn. Các tín hiệu này kích thích các cơn co thắt giúp hệ tiêu hóa hoạt động và đẩy thức ăn, để thức ăn có thể được tiêu hóa. Khi nồng độ kali thấp, các cơn co thắt trong hệ tiêu hóa có thể yếu hơn và làm chậm quá trình di chuyển của thức ăn. Điều này có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi và táo bón.

Các vấn đề về tiêu hóa

Nhịp tim bất thường

Kali cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì các cơn co thắt cơ tim. Cơ chế là do dòng kali vào và ra khỏi các tế bào tim giúp điều hòa nhịp tim của bạn. Nồng độ kali trong máu thấp có thể làm thay đổi dòng chảy này, dẫn đến loạn nhịp tim. Loạn nhịp tim cũng có thể là dấu hiệu của một tình trạng tim nghiêm trọng. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi bất thường nào về nhịp tim, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.

Nhịp tim bất thường

Cảm giác ngứa ran và tê liệt

Mặc dù hiện tượng này xảy ra phổ biến hơn ở những người có lượng kali cao hoặc tăng kali máu, những người bị thiếu kali cũng có thể bị ngứa ran và tê liệt dai dẳng. Tình trạng này được gọi là dị cảm và thường xảy ra ở tay, cánh tay, chân và bàn chân. Điều này được giải thích là do nồng độ kali trong máu thấp có thể làm suy yếu các tín hiệu thần kinh và dẫn đến ngứa ran và tê liệt.

Cảm giác ngứa ran và tê liệt

Đa niệu (đi tiểu nhiều lần)

Đa niệu là tình trạng bạn đi tiểu nhiều hơn bình thường. Thận có chức năng cân bằng lượng chất lỏng và chất điện giải trong cơ thể và loại bỏ chất thải qua nước tiểu. Nồng độ Kali thấp có thể làm giảm khả năng cô đặc nước tiểu và cân bằng chất điện giải trong máu của thận, dẫn đến đi tiểu nhiều hơn. Chính vì thể, bạn cảm thấy khát và uống nhiều nước hơn. Mặt khác, đi tiểu quá nhiều cũng có thể dẫn đến nồng độ kali thấp hơn.

Đa niệu (đi tiểu nhiều lần)

Huyết áp cao

Việc cân bằng các chất điện giải có mối liên hệ rất quan trọng để duy trì huyết áp khỏe mạnh. Bạn thường nghĩ rằng tiêu thụ quá nhiều natri có thể làm tăng huyết áp ở một số người. Tuy nhiên, ít người biết rằng quá ít Kali trong chế độ ăn uống cũng có thể gây ra tác dụng tương tự. Kali giúp thận của bạn loại bỏ lượng natri dư thừa qua nước tiểu. Nếu không có đủ Kali trong máu, thận sẽ tái hấp thu natri trở lại máu, có khả năng dẫn đến huyết áp cao theo thời gian.

Huyết áp cao

Cách điều trị và phòng ngừa thiếu Kali

Điều trị thiếu Kali máu

Hạ Kali máu nhẹ đến trung bình thường được điều trị bằng thuốc bổ sung kali đường uống, thuốc thường được sử dụng là Kali clorua. Trong một số trường hợp, cần điều chỉnh các loại thuốc mà bệnh nhân đang sử dụng hoặc điều trị các nguyên nhân tiềm ẩn, như tiêu chảy, nôn mửa hoặc rối loạn ăn uống.

Trong các trường hợp hạ Kali máu nặng, có thể khuyến nghị điều trị bằng phương pháp tiêm tĩnh mạch (IV). Phương pháp này cần được theo dõi chặt chẽ bởi bác sĩ tại bệnh viện do nguy cơ cao về việc tăng kali máu có thể gây tử vong.

Điều trị thiếu Kali máu

Phòng ngừa thiếu Kali

Mặc dù một chế độ ăn giàu kali thường không đủ để điều trị hạ kali máu, vì hầu hết kali trong thực phẩm được kết hợp với phosphate, chứ không phải clorua. Tuy nhiên, bạn có thể phòng ngừa tình trạng thiếu kali bằng cách bổ sung các loại thực phẩm giàu Kali như:

  • Mơ khô
  • Đậu lăng nấu chín
  • Bí ngô nấu chín
  • Khoai tây nấu chín
  • Đậu thận đóng hộp
  • Nước cam
  • Chuối
  • Sữa
  • Cà chua
  • Cà phê pha

Phòng ngừa thiếu Kali

Lưu ý:

Bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích về nguyên nhân thiếu Kali và các biểu hiện của người bị thiếu Kali. Bổ sung đủ hàm lượng Kali hàng ngày thông qua các loại thực phẩm tươi sạch có thể giúp phòng ngừa nồng độ kali trong máu thấp. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm chứa Kali nào, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo rằng bạn đang hành động đúng và an toàn nhất cho sức khỏe của mình.

Hãy thường xuyên theo dõi website Denk Nutrition - Thực phẩm chức năng của Đức để có thể cập nhật thêm những bài kiến thức sức khỏe hữu ích bạn nhé.

Nguồn:

  1. Healthline: Symptoms of Low Potassium (Hypokalemia).
  2. Healthdirect: Potassium deficiency.
  3. Vimec International Hospital: Nguyên nhân và ảnh hưởng của hạ kali máu.

Bài viết liên quan

Biểu hiện của người bị thiếu Kali

Tình trạng thiếu Kali dẫn đến nồng độ Kali trong máu thấp, gây ra các triệu chứng cho cơ thể. Nếu không được phát hiện...

Kali là gì? Kali có tác dụng gì?

Kali là một trong những vi chất thiết yếu, góp phần cho các hoạt động sinh lý của cơ thể. Tầm quan trọng của Kali...

Giỏ hàng