Denk Nutrition

Thực phẩm chức năng khác thuốc như thế nào?

Đăng bởi Denk Nutrition
vào lúc 05/06/2024

Trong xã hội hiện đại, sức khỏe con người luôn là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu, sức khoẻ phụ thuộc nhiều vào lối sống và chế độ ăn hàng ngày. Nhịp sống vội vã cùng với khối lượng công việc lớn có thể xem là nguyên nhân tạo thành lối sống và ăn uống không khoa học. Vậy làm thế nào để cơ thể có đủ chất dinh dưỡng cùng các vitamin và khoáng chất cần thiết, đồng thời tính tiện lợi và nhanh gọn cũng được ưu tiên.

Thực phẩm chức năng có thể giải quyết vấn đề này, tuy nhiên người dùng cần hiểu rõ thực phẩm chức năng và thuốc khác nhau như thế nào để tránh sử dụng sai mục đích.

Thực phẩm chức năng là gì?

Thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ gây bệnh.

Thực phẩm chức năng, tuỳ theo công dụng, hàm lượng vi chất và hướng dẫn sử dụng, còn có các tên gọi khác sau:

  • Thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng;
  • Thực phẩm bổ sung;
  • Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ;
  • Sản phẩm dinh dưỡng y học.

Thực phẩm chức năng là gì? Công dụng của thực phẩm chức năng

Thực phẩm chức năng chứa một hoặc nhiều chất hoặc hỗn hợp các chất sau:

+ Vitamin, khoáng chất, axit amin, axit béo, enzyme, probiotic và chất có hoạt tính sinh học khác;

+ Chất có nguồn gốc tự nhiên, bao gồm động vật, khoáng vật và thực vật dưới dạng chiết xuất, phân lập, cô đặc và chuyển hóa;

+ Các nguồn tổng hợp của những thành phần đề trên đây.

Thực phẩm chức năng được trình bày ở dạng chế biến như viên nang, viên hoàn, viên nén, chế phẩm dạng cốm, bột, lỏng và các dạng bào chế khác và được phân liều (để sử dụng) thành các đơn vị liều nhỏ.

Xem thêm: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe là gì ? Những điều bạn cần biết

Thực phẩm chức năng có phải là thuốc không?

Thuốc và thực phẩm chức năng đôi khi có thể gây ra sự nhầm lẫn cho người sử dụng, một vài điểm cần tìm hiểu để phân biệt thuốc và thực phẩm chức năng. Việc tìm hiểu thực phẩm chức năng khác thuốc như thế nào rất quan trọng, giúp người dùng đánh giá được sự nghiêm ngặt trong quy trình bào chế, sản xuất, bảo quản, phân phối và quản lý giữa thuốc và thực phẩm chức năng.

 

Thuốc

Thực phẩm chức năng

Khái niệm

Chất hoặc hỗn hợp các chất dùng cho người nhằm mục đích phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh hoặc điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể bao gồm thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế.

Thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ gây bệnh.

Chức năng

Điều trị và chữa bệnh, phòng ngừa và giảm triệu chứng của các bệnh lý cụ thể.

Bổ sung dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe tổng thể, hỗ trợ các chức năng của cơ thể và giảm nguy cơ mắc một số bệnh nhẹ, không có tác dụng điều trị bệnh.

Số đăng ký

Số đăng ký lưu hành do Bộ Y tế cấp.

Số công bố tiêu chuẩn (SCBTC) do Cục An toàn thực phẩm cấp, được viết theo mẫu: Số được cấp/số năm cấp/YT-CNTC.

Quản lý

Kiểm soát chặt chẽ bởi các cơ quan y tế, yêu cầu các thử nghiệm lâm sàng để đảm bảo an toàn và hiệu quả trước khi được phép lưu hành.

Thường không yêu cầu các thử nghiệm lâm sàng nghiêm ngặt như thuốc, nhưng vẫn phải tuân theo các quy định về an toàn thực phẩm.

Kê đơn

Một số thuốc cần bác sĩ kê đơn.

Không cần kê đơn có thể mua tự do trên thị trường.

Sản xuất và phân phối

Quy trình chặt chẽ và kỹ thuật phức tạp, tuân theo GMP, GSP, GPP.

Quy trình và kỹ thuật không cần quá cao, tuân theo GMP, GSP, GPP.

thực phẩm chức năng có phải là thuốc không

Công dụng của thực phẩm chức năng

Các loại thực phẩm chức năng khác nhau sẽ mang lại công dụng khác nhau tương ứng với nhu cầu khác nhau của mỗi cá thể. Do đó, trước khi sử dụng thực phẩm chức năng, người dùng nên xem xét có thật sự cần thiết với thể trạng của mình không?

Các loại thực phẩm chức năng được chia ra thành nhiều nhóm, mỗi nhóm sẽ có công dụng riêng như: chống lão hóa, kéo dài tuổi thọ; tạo ra sức khỏe sung mãn - tăng sức khỏe tổng thể; giúp cơ thể tăng sức đề kháng, phòng ngừa - giảm thiểu nguy cơ bị bệnh; hỗ trợ điều trị một số bệnh và giúp làm đẹp - đặc biệt là phụ nữ.

Vitamin và khoáng chất

Chức năng: Bổ sung các vitamin và khoáng chất thiết yếu mà cơ thể có thể thiếu hụt do chế độ ăn uống không cân đối.

Ví dụ: Vitamin A, C, D, E, canxi, sắt, kẽm, magiê.

Axit béo và omega

Chức năng: Cung cấp các axit béo cần thiết cho cơ thể, giúp tăng cường sức khỏe tim mạch và hệ thần kinh.

Ví dụ: Dầu cá, dầu hạt lanh, omega-3, omega-6, omega-9.

Thực phẩm chức năng khác nhau sẽ mang lại công dụng khác nhau

Probiotic và prebiotic

Chức năng: Hỗ trợ hệ tiêu hóa và tăng cường hệ miễn dịch bằng cách cung cấp các vi khuẩn có lợi hoặc chất xơ.

Ví dụ: Probiotic như Lactobacillus, Bifidobacterium; prebiotic như inulin, fructooligosaccharides.

Thảo dược và chiết xuất từ thực vật

Chức năng: Cung cấp các dưỡng chất và hợp chất có lợi từ thực vật, giúp giảm viêm, tăng cường miễn dịch và cải thiện các chức năng cơ thể.

Ví dụ: Nhân sâm, nghệ, tỏi, gừng.

Protein và các chất dinh dưỡng bổ sung

Chức năng: Bổ sung protein và các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt hữu ích cho người tập thể hình, vận động viên hoặc những người cần bổ sung năng lượng nhanh chóng.

Ví dụ: Bột protein, amino acid, creatine.

Quy định của Bộ Y Tế về thuốc và thực phẩm chức năng

Thuốc

Thuốc được Bộ Y Tế kiểm soát rất chặt chẽ thông qua các nghị định, thông tư về các vấn đề như:

  • Quản lý nhà nước về giá thuốc và đấu thầu thuốc;
  • Kiểm soát chất lượng thuốc;
  • Sử dụng nguồn dược liệu để sản xuất thuốc chữa bệnh cho người;
  • Ngăn chặn hoạt động sản xuất và phân phối thuốc giả, thuốc kém chất lượng;
  • Quản lý thuốc nhập khẩu;
  • Kinh doanh thuốc;
  • Hành nghề dược;
  • Thông tin, quảng cáo thuốc;
  • Dự trữ thuốc;
  • Thuốc kê đơn, thuốc kiểm soát đặc biệt;
  • Quy định thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP), thưc hành tốt bảo quản thuốc (GSP), thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc (GPP).

quy định về thuốc và thực phẩm chức năng

Thực phẩm chức năng

Quy định về ghi nhãn và quảng cáo thực phẩm chức năng để tránh các hành vi sai phạm như:

Ghi nhãn sản phẩm có công hiệu như thuốc chữa bệnh; quảng cáo sản phẩm thực phẩm chức năng nhưng không đăng ký nội dung quảng cáo hoặc có đăng ký nội dung quảng cáo nhưng lại quảng cáo với nội dung không đúng như đã đăng ký.

Trước hiện trạng này nhà nước nói chung và Bộ Y Tế nói riêng chỉ đạo quyết liệt các địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhằm kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Đồng thời, Cục An toàn thực phẩm đã thường xuyên phối hợp với Thanh tra Bộ Y tế và các đơn vị liên quan tiến hành kiểm tra, phát hiện xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định.

Quy định về chất lượng sản phẩm 

Cục An toàn thực phẩm phối hợp với Cục quản lý Dược Việt Nam  để chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra và giám sát các trường hợp vi phạm về chất lượng sản phẩm do cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng cố tình đưa một số chất không có trong thành phần công bố vào sản phẩm, buộc thu hồi, tiêu hủy các sản phẩm không đạt, nhằm đảm bao quyền lợi và sức khoẻ cho người tiêu dùng cũng như nâng cao chất lượng thị trường thực phẩm chức năng.

Thực phẩm chức năng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Denk Nutrition

immun active Denk

Hộp 20 gói
300.000₫

calcium active Denk

Hộp 1 tuýp 20 viên sủi
150.000₫

D3 active Denk

Hộp 5 vỉ x 20 viên nén
350.000₫

good night Denk

Hộp 6 vỉ x 10 viên nang
558.000₫

lactonatal +DHA Denk

Hộp 5 vỉ x (6 viên nén + 6 viên nang)
450.000₫

electrolyte Denk

Hộp 10 gói
150.000₫

ostesan junior Denk

Hộp 1 lọ x 30 viên nhai
225.000₫

vitactive B12 Denk

Hộp 3 vỉ x 10 viên nang
500.000₫

fertilo forte Denk

Hộp 30 gói
Liên hệ

Lưu ý
Thực phẩm chức năng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nếu được sử dụng đúng cách và hợp lý. Tuy nhiên, cần phân biệt rõ thuốc và thực phẩm chức năng để có thể lựa chọn đúng loại, đồng thời không tự ý sử dụng thuốc. Trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm thực phẩm chức năng nào, hãy tìm hiểu thật kỹ hoặc tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế để đảm bảo an toàn và hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe của bạn.

Hãy thường xuyên theo dõi website Denk Nutrition để có thể cập nhật thêm những bài kiến thức sức khỏe hữu ích bạn nhé.

Nguồn:

  1. Định nghĩa Thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 15/2018/NĐ-CP.
  2. Healthline: Dietary Supplements: Benefits, Side Effects, Risks, and Outlook.
  3. Luật Dược 2016 số 105/2016/QH13.
  4. Thông tư 08/2004/TT-BYT về việc Hướng dẫn việc quản lý các sản phẩm thực phẩm chức năng.

Xem thêm:

Bài viết liên quan

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe là gì ? Những điều bạn cần biết

Sức khỏe con người phụ thuộc nhiều vào thói quen và chế độ ăn uống hàng ngày. Để cơ thể hoạt động tốt và nhịp...

Thực phẩm chức năng của Đức có tốt không? Ưu điểm nổi bật

Trên thế giới, xu hướng sử dụng thực phẩm chức năng ngày một tăng nhanh, ở Việt Nam cũng không ngoại lệ. Nguồn cung cấp...

Thực phẩm chức năng gồm những loại nào? Cách phân loại chi tiết

Từ xưa đến nay, quan niệm về sức khoẻ nhìn chung luôn là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tâm thần và...

Thực phẩm chức năng khác thuốc như thế nào?

Trong xã hội hiện đại, sức khỏe con người luôn là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu, sức khoẻ phụ thuộc...

Giỏ hàng