Denk Nutrition

Những ai không nên uống omega 3-6-9?

Đăng bởi Denk Nutrition
vào lúc 17/02/2025

Omega 3, Omega 6 và Omega 9 là nhóm các chất béo không bão hòa quan trọng đối với sức khỏe con người, nhưng cơ thể lại không tự tổng hợp được. Chúng ta có thể bổ sung những chất này thông qua chế độ ăn uống hoặc viên uống tổng hợp. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể bổ sung chúng, đặc biệt là khi có các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Việc sử dụng Omega 3, 6, 9 không đúng cách có thể dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn. Trong bài viết này, hãy cùng Denk Nutrition tìm hiểu về Omega 3, Omega 6, Omega 9 và các đối tượng không nên sử dụng các loại axit béo này.

Những ai không nên uống omega 3 6 9

Omega 3, Omega 6, Omega 9 là gì?

Omega 3, Omega 6 và Omega 9 đều là những axit béo không bão hòa, có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người. Mỗi nhóm omega sẽ mang lại những lợi ích khác nhau cho cơ thể.

  • Omega 3: Là axit béo thiết yếu mà cơ thể không thể tự tổng hợp. Trong đó 3 loại quan trọng và phổ biến nhất gồm: ALA, DHA và EPA. Omega 3 có trong các loại thực phẩm như cá hồi, hạt chia và dầu hạt lanh. Omega 3 giúp giảm viêm, bảo vệ tim mạch và cải thiện chức năng não bộ.
  • Omega 6: Tương tự Omega 3, Omega 6 cũng là axit béo thiết yếu, nó có mặt trong hầu hết các loại dầu thực vật. Omega 6 đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe tim mạch, hỗ trợ phát triển trí não, duy trì làn da khỏe mạnh và hỗ trợ quá trình trao đổi chất.
  • Omega 9: Là axit béo không bão hòa đơn, được cơ thể tổng hợp từ Omega 3 và Omega 6. Các nguồn thực phẩm giàu Omega 9 bao gồm dầu ô liu, dầu hạt điều và dầu bơ. Omega 9 có tác dụng giảm viêm, bảo vệ tim mạch và cải thiện trí nhớ.

Mặc dù các loại Omega này rất quan trọng, nhưng việc sử dụng chúng không đúng cách hoặc không phù hợp có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe không mong muốn. Cùng tìm hiểu những tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng omega 3, 6 và 9 nhé.

Omega 3, Omega 6, Omega 9 là gì?

Tác dụng phụ của Omega 3, 6, 9

Tăng đường huyết

Bổ sung quá nhiều Omega 3, 6, 9 gây ra phản ứng kích thích sản xuất glucose, khiến lượng đường trong máu tăng cao. Người bình thường dùng quá nhiều omega 3, 6, 9 trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường vì omega 3 có thể làm thay đổi cách cơ thể xử lý insulin, từ đó làm tăng mức đường huyết.

Tăng đường huyết

Tăng nguy cơ chảy máu

Omega 3, 6, 9 khi dùng không đúng cách có thể làm loãng máu và tăng nguy cơ chảy máu vì omega 3 có thể làm ức chế quá trình đông máu tự nhiên của cơ thể.

Tăng nguy cơ chảy máu

Hạ huyết áp

Omega 3, 6, 9 đều có tác dụng giảm mỡ máu, phòng ngừa xơ vữa động mạch. Nhờ đó, nó phòng ngừa tăng huyết áp hiệu quả, nhưng đối với những người có huyết áp thấp hoặc đang sử dụng thuốc hạ huyết áp, trường hợp bổ sung quá nhiều Omega 3 có thể gây hạ huyết áp làm cho huyết áp quá thấp.

Hạ huyết áp

Tiêu chảy

Một tác dụng phụ khá phổ biến của việc sử dụng Omega quá liều sẽ gây ra tình trạng tiêu chảy. Bởi vì omega 3, 6, 9 đều là các nhóm chất béo, khi chúng không được hấp thụ bình thường sẽ gây ra tiêu chảy, đặc biệt nếu cơ thể không thích ứng kịp thời với lượng axit béo mới.

Tiêu chảy

Đầy hơi và khó tiêu

Một số người gặp tình trạng đầy hơi hoặc khó tiêu khi tiêu thụ quá mức Omega 3 6 9, đặc biệt là khi sử dụng các loại thực phẩm chức năng chứa Omega trong một thời gian dài.

Đầy hơi và khó tiêu

Các đối tượng không nên sử dụng Omega 3, 6, 9

Mặc dù Omega 3, 6, 9 mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng phù hợp để sử dụng chúng. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, những đối tượng sau đây cần tránh hoặc thận trọng khi bổ sung Omega 3, 6, 9 vào chế độ ăn uống.

Người mắc bệnh về đường tiêu hóa

Người bị các bệnh về đường tiêu hóa, quá trình tiêu hóa diễn ra bất thường và dưỡng chất được dung nạp không hiệu quả, nên tránh sử dụng Omega 3, 6, 9 một cách tự ý. Việc bổ sung các loại axit béo này có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh như đau bụng, tiêu chảy hoặc đầy hơi.

Người mắc bệnh về đường tiêu hóa

Người có cơ địa dị ứng Omega

Một số người có thể dị ứng với Omega 3, 6, 9 bởi vì hầu hết các sản phẩm viên uống omega đều được chiết xuất từ các loại cá béo, hải sản, hạt dinh dưỡng và các loại tảo. Những người có tiền sử dị ứng với các sản phẩm từ cá hoặc các loại dầu thực vật nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng Omega 3, 6, 9.

Người có cơ địa dị ứng Omega

Người mắc bệnh về tuyến tiền liệt

Một số nghiên cứu cho thấy nồng độ axit béo Omega 3, 6, 9 cao có liên quan đến sự phát triển của khối u tuyến tiền liệt. Những ai có tiền sử bệnh về tuyến tiền liệt, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung Omega 3, 6, 9 vào chế độ ăn uống.

Người mắc bệnh về tuyến tiền liệt

Người mắc các bệnh về máu hoặc đang dùng thuốc chống đông

Omega 3, 6, 9 đặc biệt là khi sử dụng liều cao, có thể làm loãng máu, do đó tăng nguy cơ chảy máu. Những người mắc các bệnh về máu hoặc đang sử dụng thuốc chống đông máu (như warfarin, aspirin) cần tránh bổ sung Omega 3 mà không có sự giám sát của bác sĩ.

Người mắc các bệnh về máu hoặc đang dùng thuốc chống đông

Người có huyết áp thấp

Omega 3, 6, 9 có tác dụng giảm huyết áp, vì vậy những người có huyết áp thấp hoặc đang điều trị huyết áp thấp nên thận trọng khi sử dụng. Việc bổ sung các loại omega này có thể khiến huyết áp giảm thêm, gây ra cảm giác chóng mặt hoặc mệt mỏi.

Người có huyết áp thấp

Người mắc bệnh tiểu đường

Người bị tiểu đường dùng omega 3, 6, 9 khiến đường huyết bị tăng, tăng nguy cơ tiểu đường tuýp 2, tăng nguy cơ biến chứng khi bệnh tiểu đường ngày càng nặng. Những người mắc bệnh tiểu đường nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung Omega 3, 6, 9 vào chế độ ăn uống.

Người mắc bệnh tiểu đường

Người đang dùng thuốc tránh thai hàng ngày

Một số nghiên cứu cho thấy rằng việc bổ sung Omega 3, 6, 9 có thể làm giảm hiệu quả của thuốc, làm tăng nguy cơ có thai. Nếu bạn đang sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng Omega 3, 6, 9 để tránh ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.

Người đang dùng thuốc tránh thai hàng ngày

Kết luận:

Mặc dù Omega 3, 6 và 9 đều mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng phù hợp để sử dụng chúng. Đặc biệt đối với những người có các vấn đề sức khỏe đặc biệt như bệnh về đường tiêu hóa, dị ứng Omega, bệnh tuyến tiền liệt, bệnh tiểu đường hoặc những người đang dùng thuốc chống đông máu, thuốc tránh thai, việc bổ sung Omega 3, 6, 9 cần được thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ. Hãy luôn tham khảo ý kiến chuyên gia y tế trước khi bắt đầu bổ sung Omega 3, 6, 9 cho cơ thể để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Hãy thường xuyên theo dõi website Denk Nutrition - Thực phẩm chức năng của Đức để có thể cập nhật thêm những bài kiến thức sức khỏe hữu ích bạn nhé.

Nguồn: 

nhathuoclongchau: Những ai không nên uống omega 3-6-9?

Bài viết liên quan

Những ai không nên uống omega 3-6-9?

Omega 3, Omega 6 và Omega 9 là nhóm các chất béo không bão hòa quan trọng đối với sức khỏe con người, nhưng cơ...

Omega 3 có trong thực phẩm nào?

Omega-3 là một nhóm axit béo thiết yếu, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tim mạch, giảm viêm nhiễm và...

Omega 3 là gì? Omega 3 có tác dụng gì?

Omega-3 là một nhóm các axit béo không bão hòa đa, có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của con người, từ...

Omega 6 có trong thực phẩm nào?

Trong những năm gần đây, Omega-6 đã trở thành nhóm axit béo không bão hòa phổ biến được nhắc đến nhiều trong các cuộc thảo...

Omega 6 là gì? Omega 6 có những tác dụng gì?

Omega-6 là một nhóm axit béo không bão hòa đa, chúng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tim mạch, chức...

Omega 9 có trong thực phẩm nào?

Omega 9 là một nhóm axit béo không bão hòa đơn, có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của con người. Những...

Omega 9 là gì? Omega 9 có tác dụng gì với sức khỏe?

Omega 9 được gọi là oleic axit. Omega 9 là một chất béo đơn thể không bão hòa, có tác dụng quan trọng đối với...

Giỏ hàng