Denk Nutrition

Nguyên nhân mất ngủ, mất ngủ là dấu hiệu của bệnh gì?

Đăng bởi Denk Nutrition
vào lúc 10/09/2024

Mất ngủ là một vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến nhiều người. Mất ngủ không chỉ đơn thuần là cảm giác khó khăn trong việc bắt đầu duy trì giấc ngủ, mà còn là cảnh báo của nhiều tình trạng sức khỏe khác. Để tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân mất ngủ, mất ngủ là dấu hiệu của bệnh gì? Hãy cùng Denk Nutrition tìm hiểu qua bài viết sau.

Nguyên nhân mất ngủ, mất ngủ là dấu hiệu của bệnh gì?

Mất ngủ là bệnh gì?

Mất ngủ là tình trạng khi một người gặp khó khăn khi vào giấc ngủ, duy trì giấc ngủ hoặc thức dậy quá sớm và không thể ngủ lại. Tình trạng này có thể ngắn hạn (cấp tính) hoặc dài hạn (mãn tính), có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, khả năng làm việc và sức khỏe tổng thể của cơ thể. Mất ngủ không chỉ là một vấn đề thông thường mà còn có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý tiềm ẩn.

Mất ngủ là bệnh gì?

Nguyên nhân gây ra mất ngủ

Có nhiều lý do bị mất ngủ khác nhau, từ các yếu tố tâm lý, lối sống đến các bệnh lý. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

Mất ngủ vì các vấn đề tâm lý

Suy nghĩ quá nhiều hoặc lo lắng về các vấn đề trong cuộc sống, công việc hay gia đình là những vấn đề phổ biến khiến não bộ không thể thư giãn, dẫn đến trằn trọc khó ngủ.

Mất ngủ vì các vấn đề tâm lý

Thói quen sinh hoạt không lành mạnh

Sử dụng nhiều caffeine hoặc nicotine, ngủ không điều độ hoặc sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính,… trước khi đi ngủ có thể gây ra tình trạng khó ngủ.

Thói quen sinh hoạt không lành mạnh

Rối loạn nhịp sinh học

Thường xuyên di chuyển đến các quốc gia không cùng múi giờ, hoặc thay đổi ca làm việc sáng tối liên tục có thể dẫn đến nhịp sinh học thay đổi gây mất ngủ. 

Rối loạn nhịp sinh học

Bệnh lý

Một số bệnh lý về hô hấp như hen suyễn hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, các bệnh lý về tim, trào ngược dạ dày thực quản cũng có thể dẫn đến mất ngủ.

Bệnh lý

Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc, bao gồm thuốc chống trầm cảm và thuốc kích thích, có thể gây mất ngủ.

Tác dụng phụ của thuốc

Các loại mất ngủ thường gặp

Mất ngủ có thể phân loại dựa trên thời gian và tần suất mà nó xảy ra. Dưới đây là một số loại mất ngủ phổ biến:

Mất ngủ ban đêm

Mất ngủ ban đêm là tình trạng rối loạn giấc ngủ, không thể ngủ trong suốt đêm hoặc thức dậy giữa đêm và không thể ngủ lại. Nguyên nhân của loại mất ngủ này có thể là do áp lực căng thẳng kéo dài, thay đổi nội tiết tố, hoặc các yếu tố môi trường như tiếng ồn hoặc ánh sáng chói. Giấc ngủ đêm cũng không kéo dài 6-8 tiếng như bình thường mà chỉ rơi vào khoảng 3-4 tiếng là đã tỉnh giấc.

Mất ngủ ban đêm

Mất ngủ kinh niên

Mất ngủ kinh niên (mất ngủ mãn tính) là tình trạng mất ngủ diễn ra trong nhiều ngày, nhiều tuần, thậm chí kéo dài lên đến 3 tháng. Loại mất ngủ này thường liên quan đến các vấn đề về tâm lý, căng thẳng kéo dài hoặc môi trường sống hoặc thói quen sinh hoạt không lành mạnh. Đây là một dạng mất ngủ nghiêm trọng và có thể gây ra nhiều hậu quả đối với sức khỏe thể chất và tinh thần, người bệnh thường trong trạng tháng uể oải, giảm trí nhớ, khó tập trung. Mất ngủ kinh niên thường đòi hỏi sự can thiệp y tế chuyên sâu để điều trị.

Mất ngủ kinh niên

Mất ngủ sau sinh

Phụ nữ sau sinh thường gặp các tình trạng như cảm giác đau ở vết thương, trầm cảm sau sinh, mất ngủ do thường xuyên thức khuya chăm con. 

Mất ngủ sau sinh

Mất ngủ có thể là dấu hiệu của các bệnh lý gì?

Mất ngủ không chỉ là một vấn đề về giấc ngủ mà còn có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý khác nhau như:

Dị ứng

Viêm mũi dị ứng, nghẹt mũi có thể vào ban đêm hoặc ban ngày có thể làm gián đoạn giấc ngủ của bạn, từ đó gây ra mất ngủ.

Dị ứng

Trào ngược dạ dày thực quản

Là một trong những nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ ở bệnh nhân từ độ tuổi 45-64. Trào ngược dạ dày thực quản gây ợ nóng, ho khi nằm, từ đó gây ra khó chịu dẫn đến mất ngủ.

Trào ngược dạ dày thực quản

Các bệnh lý nội tiết

Rối loạn tuyến giáp, đặc biệt là cường giáp, tăng hoạt động quá mức làm các chức năng hoạt động trao đổi chất diễn ra nhanh hơn, dẫn đến tăng hoạt động của hệ thần kinh, gây khó ngủ.

Các bệnh lý nội tiết

Trầm cảm

Người trầm cảm luôn phải đối diện với các suy nghĩ tiêu cực, lo lắng căng thẳng khiến họ trằn trọc, khó chìm vào giấc ngủ.

Trầm cảm

Bệnh tim mạch

Các bệnh lý liên quan đến tim mạch cũng có thể gây ra mất ngủ. Các triệu chứng của bệnh như khó thở, đau ngực hoặc các triệu chứng khác cũng có thể dẫn đến mất ngủ.

Bệnh tim mạch

Bệnh thận         

Các bệnh thận có thể dẫn đến sự thay đổi trong lượng nước tiểu, gây ra tình trạng đi tiểu thường xuyên vào ban đêm, điều này làm giảm chất lượng giấc ngủ.

Bệnh thận      

Ngoài ra, nhiều bệnh lý khác như ngưng thở khi ngủ, mộng du, ác mộng cũng có thể gây ra mất ngủ.

Tác hại của mất ngủ

Mất ngủ kéo dài có thể gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe, bao gồm:

  • Suy giảm trí nhớ và khả năng tập trung: Thiếu ngủ ảnh hưởng đến chức năng của não bộ, chất lượng giấc ngủ không tốt có thể làm quá trình tiếp nhận thông tin bị gián đoạn, gây giảm khả năng ghi nhớ và tập trung.
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ: Mất ngủ kéo dài có thể tạo điều kiện dẫn đến khởi phát các bệnh tăng huyết áp, một trong những nguy cơ hàng đầu gây ra bệnh tim mạch. Theo hội đột quỵ thế giới, nguy cơ đột quỵ ở người mắc chứng mất ngủ cao hơn người bình thường.
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường: Mất ngủ gây mất cân bằng hormone, đặc biệt là insulin, dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
  • Suy giảm hệ miễn dịch: Khi ngủ cơ thể sẽ giải phóng ra cytokin – một chất được sản xuất bởi tế bào miễn dịch, giúp cơ thể chống lại viêm nhiễm. Do đó, thiếu ngủ làm giảm khả năng của cơ thể chống lại nhiễm trùng, tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm.
  • Tác động tiêu cực đến làn da: Mất ngủ kéo dài có thể gây hại cho làn da, khiến da dễ xuất hiện mụn, nếp nhăn quầng thâm, đốm nâu.

Tác hại của mất ngủ

Lưu ý: 

Mất ngủ không chỉ là một vấn đề tạm thời mà còn có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng. Việc hiểu rõ nguyên nhân mất ngủ, mất ngủ là dấu hiệu của bệnh gì là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe. Nếu bạn đang gặp vấn đề về giấc ngủ, hãy tìm đến các chuyên gia y tế để có biện pháp can thiệp kịp thời. Để cải thiện chất lượng giấc ngủ, bạn nên điều chỉnh thói quen sinh hoạt, tạo môi trường ngủ thoải mái và cân nhắc việc sử dụng các phương pháp thư giãn như thiền định, yoga hoặc can thiệp y tế.

Hãy thường xuyên theo dõi website Denk Nutrition - Thực phẩm chức năng của Đức để có thể cập nhật thêm những bài kiến thức sức khỏe hữu ích bạn nhé.

Nguồn

  1. Tam Anh Hospital: Mất ngủ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chẩn đoán bệnh.
  2. Bệnh Viện Quận 11: Tổng quan về mất ngủ: nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị mất ngủ

Bài viết liên quan

Bấm huyệt chữa mất ngủ

Một số người bị mất ngủ ngắn hạn trong vài ngày hoặc vài tuần, trong khi những người khác lại mất ngủ trong nhiều tháng....

Cây nữ lang có tác dụng gì?

Giới thiệu về cây nữ lang Cây nữ lang (Valeriana) là một loại cây có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, thường...

Hoa bia là gì? Lợi ích đối với sức khỏe

Cây hoa bia đã được con người sử dụng từ lâu đời, như một phương thuốc thảo dược, sau đó là sản xuất các sản...

Melatonin được cơ thể sản xuất ra sao?

Mất ngủ là một mối đe dọa sức khỏe nghiêm trọng trên toàn thế giới, ảnh hưởng đến gần một phần ba dân số nói...

Nguyên nhân mất ngủ, mất ngủ là dấu hiệu của bệnh gì?

Mất ngủ là một vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến nhiều người. Mất ngủ không chỉ đơn thuần là cảm giác khó khăn trong...

Thuốc an thần có hại không?

Với sự căng thẳng, lo âu,và mất ngủ trở nên ngày càng phổ biến, dẫn đến sự gia tăng sử dụng thuốc an thần như...

Tía tô đất có tác dụng gì?

Thời đại khoa học kỹ thuật công nghệ phát triển vượt bậc tại nhiều lĩnh vực trong đó có lĩnh vực y tế. Bằng những...

Tryptophan, serotonin và melatonin quan trọng với giấc ngủ

Mất ngủ là một mối đe dọa sức khỏe nghiêm trọng trên toàn thế giới, ảnh hưởng đến gần một phần ba dân số nói...

Giỏ hàng