Axit folic, hay còn được biết đến là vitamin B9, là một trong những vi chất thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và duy trì sức khỏe của cơ thể con người. Vậy axit folic là gì? Tác dụng của axit folic như thế nào? Hãy cùng Denk Nutrition tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Axit folic là gì?
Axit folic là một loại vitamin B9 cần được cung cấp hằng ngày cho cơ thể. Nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất tế bào máu, góp phần tạo hồng cầu và có ảnh hưởng đến sự tổng hợp DNA và RNA, tức liên quan mật thiết đến quá trình phân chia và nhân đôi tế bào. Đặc biệt là ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh để phục vụ các quá trình tạo mới tế bào, giúp các tế bào tăng trưởng và phát triển.
Tác dụng của axit folic
Giảm nguy cơ mắc ung thư
Axit folic đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp DNA, sửa chữa gen và giảm hàm lượng homocysteine trong máu. Các tế bào ung thư thường có tốc độ chia tách cao và cần sự tổng hợp DNA liên tục để phát triển. Việc cung cấp đủ axit folic giúp duy trì sự ổn định gen và có thể ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư.
Ngăn ngừa sự phát triển ung thư vú
Nhờ khả năng tổng hợp DNA và sửa chữa gen của axit folic. Việc bổ sung axit folic trong chế độ ăn uống có thể làm giảm nguy cơ phát triển ung thư vú ở phụ nữ.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ
Axit folic giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ bằng cách giảm hàm lượng homocysteine trong máu. Axit folic và các vitamin nhóm B khác tham gia vào quá trình chuyển hóa homocysteine thành methionine, giúp giảm nguy cơ hình thành các mảng xơ trong mạch máu và bảo vệ sức khỏe tim mạch.
Hỗ trợ điều trị bệnh thận nghiêm trọng
Homocysteine cao có thể gây tổn hại cho mạch máu thận, và việc bổ sung axit folic có thể giúp giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu và bảo vệ chức năng thận. Tuy nhiên, việc bổ sung axit folic cần phải được thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Ngừa bệnh dị tật thần kinh ở thai nhi
Axit folic ngăn ngừa bệnh dị tật thần kinh ở thai nhi chủ yếu bởi vai trò quan trọng của nó trong quá trình tổng hợp DNA và RNA, giúp duy trì sự phát triển bình thường của ống thần kinh và các cơ quan khác. Axit folic làm giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh bằng cách duy trì sự ổn định gen và hỗ trợ quá trình phát triển bình thường của hệ thống thần kinh ở thai nhi. Phụ nữ mang thai cần uống vitamin B9 hằng ngày trước khi sinh. Thời gian uống lý tưởng là bắt đầu ba tháng trước khi thụ thai, điều này sẽ giúp mẹ bầu có đủ chất dinh dưỡng thiết yếu.
Giảm triệu chứng trầm cảm và cải thiện tâm trạng
Axit folic có thể giúp giảm triệu chứng trầm cảm và cải thiện tâm trạng thông qua tổng hợp serotonin và giảm hàm lượng homocysteine trong máu. Tuy nhiên, việc sử dụng axit folic để giảm triệu chứng trầm cảm cần phải được bác sĩ và các cơ quan y tế kê đơn và theo dõi.
Giảm huyết áp cao
Nghiên cứu cho thấy uống axit folic hằng ngày trong ít nhất 6 tuần giúp giảm huyết áp ở những người bị tăng huyết áp. Tuy nhiên tác dụng của axit folic trong việc giảm huyết áp cao thường không đáng kể và không phải là biện pháp điều trị chính cho các bệnh lý liên quan đến huyết áp. Việc bổ sung axit folic thường đi kèm với các biện pháp điều trị khác như thay đổi lối sống và dùng thuốc để đạt hiệu quả tối ưu trong điều trị huyết áp.
Đối tượng sử dụng axit folic
Người có nhu cầu hỗ trợ tâm lý và tâm trạng
Axit folic có vai trò trong sản xuất serotonin, một chất dẫn truyền thần kinh quan trọng liên quan đến cảm xúc và tâm trạng. Do đó, có thể hỗ trợ giảm triệu chứng trầm cảm và lo âu.
Phụ nữ đang mang thai
Phụ nữ đang mang thai khi bổ sung axit folic có thể giảm nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh, hỗ trợ sự phát triển bình thường của thai nhi, đặc biệt là hệ thống thần kinh.
Người có nguy cơ thiếu hụt axit folic
Người cao tuổi, người nghiện rượu hoặc những người dùng thuốc gây thiếu hụt axit folic là một trong những trường hợp có nguy cơ thiếu hụt axit folic cao.
Tác dụng phụ khi dùng acid folic
Việc sử dụng axit folic quá liều có thể dẫn đến tình trạng người bệnh không phát hiện ra sự thiếu hụt vitamin B12, do cơ thể sử dụng vitamin B12 để tạo nên các tế bào hồng cầu giữ cho hệ thần kinh và tim mạch hoạt động bình thường. Khi tình trạng thiếu vitamin B12 không được phát hiện và can thiệp sớm sẽ dẫn đến tổn thương não và hệ thần kinh khó phục hồi. Ngoài ra, việc sử dụng quá liều acid folic có thể gây buồn nôn, đầy hơi, tiêu chảy, co giật, mất ngủ, thậm chí có thể làm tăng nguy cơ ung thư và đau tim ở những người có vấn đề về tim.
Lưu ý:
Bài viết trên đã đưa ra lời giải đáp cho câu hỏi axit folic là gì? Axit folic có tác dụng gì? Chỉ khi bạn thấy được tầm quan trọng của axit folic trong sự phát triển và duy trì sức khỏe của cơ thể thì bạn mới bổ sung đầy đủ thông qua thực phẩm tự nhiên hoặc thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, cần phải xem xét một cách cẩn thận và có hướng dẫn từ bác sĩ hoặc các chuyên gia y tế để có thể sử dụng axit folic một cách hiệu quả và an toàn.
Hãy thường xuyên theo dõi website Denk Nutrition - Thực phẩm chức năng của Đức để có thể cập nhật thêm những bài kiến thức sức khỏe hữu ích bạn nhé.
Nguồn
- Healthline: Folic Acid: Everything You Need to Know