Denk Nutrition

Iodine là gì? Công dụng của Iodine đối với cơ thể

Đăng bởi Denk Nutrition
vào lúc 02/10/2024

Iodine (iốt) là một vi chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể, được biết đến với vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của tuyến giáp. Thiếu iodine có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm bệnh bướu cổ, suy giáp và các rối loạn phát triển ở trẻ nhỏ. Trong bài viết này, hãy cùng Denk Nutrition tìm hiểu về Iodine là gì? Công dụng của Iodine đối với cơ thể qua bài viết sau

Iodine là gì? Công dụng của Iodine đối với cơ thể

Iodine là gì?

Iodine (iốt) là một loại khoáng chất vi lượng có mặt trong một số thực phẩm và cũng có thể được bổ sung dưới dạng thuốc. Nó là thành phần chính để tuyến giáp sản xuất các hormone thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3). Những hormone này rất quan trọng cho sự phát triển não bộ, duy trì sự cân bằng năng lượng, nhiệt độ cơ thể và sự phát triển của các cơ quan khác trong cơ thể.

Iodine là gì?

Cơ thể không thể tự sản xuất iodine, vì vậy cần phải bổ sung thông qua chế độ ăn uống hoặc các sản phẩm bổ sung. Iodine được tìm thấy chủ yếu trong thực phẩm biển, các loại rau trồng trên đất giàu iodine và muối i-ốt.

Công dụng của Iodine (iốt) đối với cơ thể

Tăng cường sức khỏe tuyến giáp

Iodine đóng vai trò cốt yếu trong việc duy trì sức khỏe tuyến giáp, cơ quan sản xuất các hormone giúp điều hòa quá trình trao đổi chất. Tuyến giáp sử dụng iodine để tạo ra hormone thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3), cả hai đều cần thiết cho sự phát triển và chức năng bình thường của cơ thể.

Thiếu iodine có thể làm giảm khả năng sản xuất hormone của tuyến giáp, dẫn đến rối loạn chức năng tuyến giáp, bao gồm suy giáp, cường giáp hoặc bướu cổ. Việc cung cấp đủ iodine sẽ giúp duy trì chức năng tuyến giáp bình thường và đảm bảo hoạt động trao đổi chất diễn ra hiệu quả.

Tăng cường sức khỏe tuyến giáp

Giảm nguy cơ bướu cổ

Bướu cổ là tình trạng tuyến giáp phì đại do thiếu iodine. Khi cơ thể không có đủ iodine để sản xuất hormone tuyến giáp, tuyến yên sẽ kích thích tuyến giáp hoạt động mạnh hơn để bù đắp. Quá trình này dẫn đến việc tuyến giáp phát triển to hơn, gây ra bướu cổ.

Bổ sung đủ iodine trong chế độ ăn uống là biện pháp đơn giản và hiệu quả để phòng ngừa bệnh bướu cổ. Đối với những người sống trong khu vực thiếu iodine, việc sử dụng muối i-ốt hoặc bổ sung thực phẩm giàu iodine là rất cần thiết.

Giảm nguy cơ bướu cổ

Kiểm soát tuyến giáp hoạt động quá mức

Cường giáp là tình trạng tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone, dẫn đến các triệu chứng như giảm cân không rõ nguyên nhân, nhịp tim nhanh, mệt mỏi và lo lắng. Iodine được sử dụng như một phương pháp điều trị để kiểm soát tình trạng này.

Kiểm soát tuyến giáp hoạt động quá mức

Điều trị ung thư tuyến giáp

Iodine phóng xạ cũng được sử dụng để điều trị ung thư tuyến giáp. Khi bạn uống iốt phóng xạ, thuốc sẽ phá hủy các tế bào tuyến giáp, bao gồm cả các tế bào ung thư. Phương pháp này có hiệu quả tốt trong việc giảm nguy cơ tái phát bệnh và được xem là một phần quan trọng trong quá trình điều trị ung thư tuyến giáp.

Điều trị ung thư tuyến giáp

Phát triển hệ thần kinh của thai nhi

Iodine là yếu tố vô cùng quan trọng cho sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi và trẻ sơ sinh. Trong thời kỳ mang thai, nếu người mẹ thiếu iodine, sự phát triển não bộ của thai nhi có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dẫn đến các vấn đề về trí tuệ và thần kinh sau này.

Phát triển thần kinh của thai nhi

Tăng khả năng nhận thức

Bên cạnh vai trò quan trọng đối với sự phát triển thần kinh của trẻ, iodine cũng giúp tăng cường khả năng nhận thức của người lớn. Các nghiên cứu cho thấy những người có đủ iodine trong cơ thể thường có khả năng tập trung và hiệu suất trí tuệ cao hơn. Thiếu iodine có thể gây ra các triệu chứng suy giảm nhận thức, khó tập trung và mệt mỏi. Do đó, việc bổ sung iodine đúng cách là cần thiết để duy trì sức khỏe não bộ.

Tăng khả năng nhận thức

Hỗ trợ điều trị bệnh xơ nang tuyến vú

Một công dụng ít người biết đến của iodine là hỗ trợ điều trị bệnh xơ nang tuyến vú. Xơ nang tuyến vú là tình trạng xuất hiện các cục u trong mô tuyến vú, gây đau nhức và khó chịu cho người bệnh. Iodine giúp giảm các triệu chứng của bệnh này và có thể giúp làm giảm kích thước các khối u lành tính trong tuyến vú. Từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tuyến vú.

Hỗ trợ điều trị bệnh xơ nang tuyến vú

Liều dùng iodine (iốt)

Liều lượng iodine cần thiết cho mỗi người phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính và tình trạng sức khỏe cụ thể. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nhu cầu iodine hàng ngày như sau:

  • Trẻ sơ sinh (0-6 tháng): 110 mcg;
  • Trẻ em (1-8 tuổi): 90 mcg;
  • Thanh thiếu niên (9-13 tuổi): 120 mcg;
  • Người trưởng thành: 150 mcg;
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú : 220 mcg - 290 mcg.

Liều dùng iodine (iốt)

Tác dụng phụ khi sử dụng iodine (iốt)

Mặc dù iodine rất cần thiết cho cơ thể, nhưng việc sử dụng quá liều iodine cũng có thể gây ra các vấn đề sức khỏe. Một số tác dụng phụ phổ biến khi sử dụng quá nhiều iodine bao gồm:

Cường giáp

Bổ sung quá nhiều iodine có thể kích thích tuyến giáp sản xuất quá mức hormone, dẫn đến cường giáp.

Cường giáp

Suy giáp

Một số người nhạy cảm với iodine có thể phát triển tình trạng suy giáp do hấp thụ quá nhiều iodine.

Suy giáp

Phát ban, mụn

Ở một số trường hợp, quá liều iodine có thể gây ra các phản ứng dị ứng, bao gồm phát ban da, mụn hoặc ngứa.

Do đó, việc bổ sung iodine cần tuân theo liều lượng khuyến cáo và chỉ định của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

Phát ban, mụn

Các thực phẩm giàu iodine (iốt)

Dưới đây là một số loại thực phẩm giàu iodine mà bạn có thể bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày.

Cá biển

Các loại cá như cá hồi, cá tuyết và cá ngừ chứa hàm lượng iodine cao. Trung bình  một miếng cá tuyết khoảng 3 ounce (28,34g) chứa 99 mcg, hay cung cấp 65% ​​DV.

Cá biển

Tảo biển

Đây là nguồn cung cấp iodine tự nhiên phong phú nhất. Tảo nori, tảo kombu là những lựa chọn tốt.

Tảo biển

Sữa và các sản phẩm từ sữa

Sữa bò và sữa chua cũng là nguồn cung cấp iodine dồi dào.

Sữa và các sản phẩm từ sữa

Trứng

Một quả trứng cung cấp khoảng 10% nhu cầu iodine hàng ngày.

Trứng

Muối i-ốt

Đây là một phương pháp đơn giản và phổ biến để bổ sung iodine, chỉ cần sử dụng muối ăn được bổ sung i-ốt trong chế độ ăn hàng ngày.

Muối i-ốt

Lưu ý:

Iodine là vi chất thiết yếu giúp duy trì sức khỏe tuyến giáp và thực hiện nhiều chức năng quan trọng khác trong cơ thể. Bổ sung iodine đúng cách qua chế độ ăn uống và thực phẩm chức năng sẽ giúp bạn phòng ngừa các bệnh liên quan đến thiếu hụt iodine, đảm bảo sức khỏe toàn diện.

Hãy thường xuyên theo dõi Website Denk Nutrition – Thực phẩm chức năng của Đức để có thể cập nhật những bài kiến thức sức khỏe hữu ích bạn nhé.

Nguồn: 

healthline: 10 Uses for Iodine: Do Benefits Outweigh the Risks?

Bài viết liên quan

Iodine là gì? Công dụng của Iodine đối với cơ thể

Iodine (iốt) là một vi chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể, được biết đến với vai trò quan trọng trong việc duy trì...

Những thực phẩm giàu Iốt để bổ sung vào thực đơn hằng ngày

I-ốt là một khoáng chất thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tuyến giáp và hỗ trợ nhiều chức...

Giỏ hàng