I-ốt là một nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự sản xuất hormone tuyến giáp, đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh trao đổi chất và phát triển của cơ thể. Khi thiếu hụt i-ốt, tuyến giáp phải làm việc quá sức để tạo ra hormone, dẫn đến tình trạng phình to, hay còn gọi là bướu cổ. Hiện tượng này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn gây ra nhiều vấn đề về tâm lý và xã hội. Trong bài viết này, Denk Nutrition sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về vì sao thiếu iot lại bị bệnh bướu cổ nhé.
Bệnh bướu cổ là gì?
Bệnh bướu cổ (GOI-tur) là tình trạng tuyến giáp phát triển bất thường, có thể nhìn thấy hoặc không nhìn thấy được bằng mắt thường do sự thiếu hụt i-ôt. Tình trạng thiếu i-ốt là nguyên nhân phổ biến của bệnh bướu cổ trên toàn thế giới, bướu cổ có thể xuất hiện dưới hai dạng: tuyến giáp to ra toàn bộ hoặc hình thành một hoặc nhiều nốt sần trong tuyến giáp.
Các loại bướu cổ:
- Bướu cổ lan tỏa: Toàn bộ tuyến giáp bị phình to.
- Bướu cổ đơn nhân: Xuất hiện một nốt đơn lẻ.
- Bướu cổ đa nhân: Nhiều nốt xuất hiện cùng lúc trong tuyến giáp.
Hầu hết những người mắc bướu cổ không có triệu chứng nào khác ngoài sưng ở cổ. Tuy nhiên, khi bướu cổ phát triển lớn, nó có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng như khó thở hoặc khó nuốt, khàn giọng và ngáy khi ngủ.
Nguyên nhân và triệu chứng bệnh bướu cổ
Bướu cổ có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:
Thiếu i-ốt
Khi cơ thể thiếu i-ốt, tuyến giáp phải làm việc nhiều hơn để tổng hợp thêm hormone giáp trạng làm cho tuyến giáp to lên, gây ra bệnh bướu cổ, chủ yếu là ở những vùng không có đủ i-ốt trong nguồn nước và thực phẩm.
Bệnh Hashimoto
Là bệnh tự miễn, gây tình trạng viêm tuyến giáp. Một số người mắc bệnh Hashimoto có biểu hiện tuyến giáp phát triển to lan tỏa, kích thước khá lớn, loại bướu này thường tự khỏi theo thời gian. Một số trường hợp mắc bệnh Hashimoto cần điều trị bằng hormon tuyến giáp.
U tuyến giáp
Sự phát triển bất thường của các tế bào trong tuyến giáp, có thể là lành tính hoặc ác tính.
Viêm tuyến giáp
Một số người bị viêm tuyến giáp, tình trạng này gây ra bướu cổ.
Triệu chứng bệnh bướu cổ
Triệu chứng chính của bệnh bướu cổ
Xuất hiện u ở phía trước cổ, cảm giác căng tức vùng cổ họng, khàn giọng, nổi tĩnh mạch cổ, cảm giác chóng mặt khi giơ cánh tay lên trên đầu.
Triệu chứng ít gặp hơn
Các triệu chứng ít gặp bao gồm khó thở (thở gấp), ho khan, thở khò khè do khí quản bị chèn ép và khó nuốt do thực quản bị chèn ép.
Triệu chứng cường giáp do tuyến giáp hoạt động quá mức
Các triệu chứng bao gồm nhịp tim nhanh, sụt cân không rõ nguyên nhân, tiêu chảy, đổ mồ hôi khi không tập thể dục hoặc trong môi trường nóng, cùng với cảm giác kích thích và bồn chồn.
Triệu chứng suy giáp do tuyến giáp hoạt động kém
Các triệu chứng bao gồm cảm thấy mệt mỏi, táo bón, da khô, tăng cân không rõ nguyên nhân, kinh nguyệt bất thường.
Vì sao thiếu iốt bị bệnh bướu cổ?
Khi cơ thể không nhận đủ i-ốt, tuyến giáp sẽ phải làm việc nhiều hơn để sản xuất hormone cần thiết. Điều này dẫn đến việc tuyến giáp phình to ra, hình thành bướu cổ. Thiếu i-ốt không chỉ ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp mà còn có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng khác, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai và trẻ em.
Giải pháp phòng ngừa thiếu i-ốt
Để phòng ngừa bướu cổ và các vấn đề liên quan đến thiếu i-ốt, có một số biện pháp hiệu quả mà mọi người có thể thực hiện.
Sử dụng muối i-ốt
Việc bổ sung i-ốt vào muối ăn là biện pháp phổ biến nhất. Hiện nay, nhiều quốc gia đã quy định sử dụng muối i-ốt để đảm bảo người dân có đủ lượng i-ốt cần thiết.
Tiêu thụ thực phẩm giàu i-ốt
Các loại thực phẩm như hải sản, cá, sò, rong biển, trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa cũng là nguồn cung cấp i-ốt dồi dào. Thường xuyên bổ sung những thực phẩm này vào chế độ ăn uống hàng ngày sẽ giúp duy trì nồng độ i-ốt trong cơ thể.
Bổ sung i-ốt bằng thuốc
Đối với những vùng có tỷ lệ bướu cổ cao, có thể sử dụng bổ sung i-ốt qua các loại thuốc. Đối tượng ưu tiên thường là trẻ em dưới 15 tuổi và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.
Lưu ý:
Thiếu i-ốt là nguyên nhân hàng đầu gây ra bướu cổ, một bệnh lý có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Bằng cách nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của i-ốt và thực hiện các biện pháp phòng ngừa hiệu quả, chúng ta có thể bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng. Việc bổ sung i-ốt trong chế độ ăn uống là cần thiết và có thể dễ dàng thực hiện qua việc sử dụng muối i-ốt và các thực phẩm giàu i-ốt.
Hãy thường xuyên theo dõi Website Denk Nutrition – Thực phẩm chức năng của Đức để có thể cập nhật những bài kiến thức sức khỏe hữu ích bạn nhé.
Nguồn:
- Mayoclinic: Goiter
- pubmed.ncbi.nlm.nih.gov: Iodine deficiency and thyroid disorders