I-ốt là một vi chất tự nhiên, là nguyên liệu tham gia vào quá trình tổng hợp thyroxin cần thiết cho sự phát triển thể chất và tinh thần của mẹ bầu và trẻ nhỏ và giúp điều hòa chuyển hóa năng lượng. Nếu thiếu iôt trầm trọng có thể gây ra thiểu năng tuyến giáp đối với thai nhi. Vậy hãy cùng Denk Nutrition tìm hiểu chi tiết về tác dụng của iốt cho mẹ bầu và trẻ nhỏ qua bài viết sau.
I-ốt là gì?
I-ốt là một khoáng chất thiết yếu trong cơ thể con người, có vai trò quan trọng trong việc sản xuất hormone tuyến giáp. Hormone này ảnh hưởng đến sự phát triển và chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể, bao gồm não, tim và hệ miễn dịch. I-ốt không thể tự tổng hợp trong cơ thể, do đó chúng ta cần bổ sung thông qua thực phẩm hàng ngày như muối i-ốt, hải sản, trứng và các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng khác. Đặc biệt, trong thời kỳ mang thai, nhu cầu về i-ốt tăng cao để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi.
Tác dụng của iốt đối với mẹ bầu
Phòng ngừa bướu giáp
Thiếu i-ốt trong thai kỳ có thể dẫn đến tình trạng bướu giáp, khi tuyến giáp phải mở rộng để sản xuất đủ hormone cần thiết. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn có thể gây ra những tác động tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi.
Phát triển hệ tuyến giáp của thai nhi
I-ốt đóng vai trò quan trọng trong việc giúp tuyến giáp tổng hợp các hormon thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3). Những hormone này đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển toàn diện của thai nhi, đặc biệt là phát triển não bộ, hệ thần kinh và tăng trưởng cơ bắp. Nếu mẹ bầu bị thiếu i-ốt, thai nhi có thể gặp phải tình trạng suy giáp, ảnh hưởng đến khả năng phát triển toàn diện.
Giảm nguy cơ tiền sản giật
Thiếu i-ốt cũng có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như tiền sản giật, sinh non, thai chết lưu, trẻ sinh ra sẽ bị chậm phát triển trí tuệ do tổn thương não, nhẹ cân. Bổ sung đủ i-ốt giúp phòng ngừa các tình trạng này, đồng thời bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Ngăn ngừa dị tật bẩm sinh
Sự thiếu hụt i-ốt trong thai kỳ có thể gây ra những dị tật bẩm sinh nghiêm trọng cho trẻ như trí tuệ kém, tim bẩm sinh và chậm phát triển thể chất. Nếu không được bổ sung đầy đủ, trẻ sơ sinh có thể gặp phải những vấn đề như nói ngọng, điếc hoặc thậm chí là liệt nửa người.
Cách bổ sung I-ốt cho mẹ bầu
Để đảm bảo lượng i-ốt cần thiết, mẹ bầu nên bổ sung khoảng 220 mcg i-ốt mỗi ngày thông qua chế độ ăn uống hàng ngày (theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ). Các nguồn thực phẩm giàu i-ốt bao gồm muối i-ốt, hải sản như cá, tôm và cua, sản phẩm từ sữa như sữa, phô mai và yogurt và trứng để cung cấp cả iốt và các dưỡng chất cần thiết khác. Nếu tình trạng thiếu hụt i-ốt nghiêm trọng, mẹ bầu có thể cần đến sự can thiệp của bác sĩ để kê toa bổ sung i-ốt dưới dạng viên uống.
Bổ sung quá nhiều I-ốt có tác hại gì không?
Mặc dù i-ốt rất cần thiết cho sức khỏe, cần phải bổ sung đúng lượng iôt phù hợp. Việc bổ sung quá nhiều i-ốt cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Một số tác hại của việc thừa i-ốt bao gồm: Bướu cổ, cảm giác nóng rát, viêm tuyến giáp, triệu chứng tiêu hóa, mạch yếu và hôn mê.
Lưu ý:
I-ốt là một nguyên tố vi lượng quan trọng không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu. Để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi, mẹ bầu cần chú ý bổ sung i-ốt một cách đầy đủ và hợp lý. Hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể và điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho phù hợp nhất.
Hãy thường xuyên theo dõi Website Denk Nutrition – Thực phẩm chức năng của Đức để có thể cập nhật những bài kiến thức sức khỏe hữu ích bạn nhé.
Nguồn:
hongngochospital: Thiếu i-ốt trong thai kỳ và những tác hại không tưởng