Denk Nutrition

Chuột rút khi ngủ: Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả

Đăng bởi Denk Nutrition
vào lúc 31/03/2025

Chuột rút khi ngủ là một hiện tượng phổ biến mà nhiều người gặp phải, khiến họ thức giấc giữa đêm với cảm giác đau nhức, khó chịu. Đây là một tình trạng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nếu không được cải thiện tốt, chuột rút khi ngủ sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là giấc ngủ và năng lượng hoạt động cho ngày hôm sau. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những nguyên nhân gây ra chuột rút khi ngủ và các cách khắc phục hiệu quả.

Chuột rút khi ngủ: Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả

Đối tượng dễ bị chuột rút khi ngủ

Chuột rút khi ngủ rất phổ biến, nhưng một số đối tượng dưới đây có nguy cơ mắc phải tình trạng này cao hơn:

  • Người cao tuổi: Khi cơ thể lão hóa, cơ bắp dễ bị suy yếu, khả năng co giãn và hồi phục của cơ bắp giảm, dẫn đến tình trạng chuột rút dễ xảy ra hơn.
  • Phụ nữ mang thai: Trong thời kỳ mang thai, cơ thể thay đổi về hoóc-môn và trọng lượng cơ thể tăng lên, điều này có thể gây áp lực lên các cơ bắp và dây chằng, gây chuột rút.
  • Vận động viên hoặc người tập thể dục nhiều: Những người tham gia các hoạt động thể chất nặng có nguy cơ cao bị chuột rút do cơ thể mệt mỏi, thiếu nước hoặc mất cân bằng điện giải.
  • Người làm việc văn phòng: Những người phải ngồi lâu một chỗ với tư thế không đúng dễ bị chuột rút do cơ bắp căng cứng.

Đối tượng dễ bị chuột rút khi ngủ

Nguyên nhân gây ra chuột rút ban đêm

Chuột rút ban đêm thường xuất hiện trong quá trình ngủ, khi cơ thể ngưng hoạt động và các cơ bắp có thể co lại bất ngờ, gây đau nhức. Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây ra tình trạng này.

Vận động quá mức

Một trong những nguyên nhân phổ biến gây chuột rút là vận động quá mức trong ngày. Nếu bạn tham gia các hoạt động thể chất nặng mà không đủ thời gian để cơ thể phục hồi, các cơ bắp có thể bị căng thẳng và dẫn đến chuột rút khi bạn đang ngủ. Đặc biệt, nếu bạn không khởi động kỹ trước khi tập luyện hoặc không có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tình trạng này càng dễ xảy ra.

Vận động quá mức

Lười vận động

Bên cạnh tình trạng vận động quá mức gây mỏi cơ, lười vận động vào ban ngày cũng là một nguyên nhân gây chuột rút khi ngủ. Cơ thể không được rèn luyện và thiếu sự linh hoạt sẽ dễ dẫn đến tình trạng cơ bắp căng cứng, đặc biệt khi bạn đang ngủ và không di chuyển nhiều. Những đối tượng thường bị tình trạng này là người làm việc đặc thù phải ngồi lâu, ít vận động đi lại, như dân văn phòng.

Lười vận động

Mất cân bằng điện giải và thiếu nước

Cơ thể cần đủ lượng nước và các khoáng chất thiết yếu như kali, canxi và magie để duy trì chức năng cơ bắp bình thường. Khi cơ thể thiếu nước hoặc bị mất cân bằng điện giải, các cơ bắp có thể co rút một cách không kiểm soát, dẫn đến tình trạng chuột rút. Việc uống nước không đủ và không bổ sung đầy đủ các khoáng chất cần thiết cũng có thể làm tăng nguy cơ chuột rút vào ban đêm.

Mất cân bằng điện giải và thiếu nước

Sai tư thế ngồi, nằm

Tư thế ngồi bắt chéo chân, ngồi hoặc đứng quá lâu làm đè ép cơ chân hoặc nằm co quắp làm cản trở máu lưu thông đến chân trong thời gian dài có thể gây căng thẳng lên cơ bắp và dây chằng dẫn đến chuột rút.

Sai tư thế ngồi, nằm

Thiếu hụt dinh dưỡng

Thiếu hụt các vitamin và khoáng chất, đặc biệt là kali, magiê và canxi, có thể là nguyên nhân gây ra chuột rút. Những dưỡng chất này rất quan trọng để duy trì sự hoạt động bình thường của cơ bắp. Khi cơ thể thiếu hụt chúng, cơ bắp có thể gặp khó khăn trong việc thư giãn và dễ bị co rút bất ngờ.

Thiếu hụt dinh dưỡng

Tâm trạng lo lắng, căng thẳng

Tâm lý căng thẳng và lo lắng kéo dài có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và làm tăng khả năng bị chuột rút vào ban đêm. Khi bạn lo lắng, cơ thể sẽ sản xuất hormone cortisol, một hormone căng thẳng, có thể làm tăng nguy cơ chuột rút. Hơn nữa, cảm giác lo âu khiến bạn dễ thức giấc giữa đêm với tình trạng cơ bắp căng thẳng.

Tâm trạng lo lắng, căng thẳng

Cách khắc phục tình trạng chuột rút khi ngủ

Chuột rút khi ngủ gây đau đớn khiến người bệnh khó chịu, rối loạn giấc ngủ. Có nhiều phương pháp giúp giảm thiểu tình trạng này. Dưới đây là một số cách bạn có thể áp dụng để khắc phục tình trạng chuột rút ban đêm.

Chườm nóng hoặc chườm lạnh

Chườm nóng hoặc lạnh lên vùng bị chuột rút khoảng 15 phút, giúp làm giãn cơ bắp đang bị co thắt vừa phòng ngừa chuột rút về đêm. Chườm nóng giúp tăng cường tuần hoàn máu, làm dịu các cơ bắp căng thẳng. Trong khi đó, chườm lạnh giúp giảm viêm và tê bì.

Chườm nóng hoặc chườm lạnh

Bổ sung các khoáng chất cần thiết

Chuột rút thường xuyên có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn thiếu các khoáng chất thiết yếu. Các thực phẩm như chuối, rau xanh, hạnh nhân, sữa và các loại hạt là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng giúp duy trì hoạt động của cơ bắp. Nếu chế độ ăn uống không đủ các dưỡng chất này, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung qua viên uống.

Bổ sung các khoáng chất cần thiết

Massage

Massage chân, đặc biệt là cơ bắp chân bị chuột rút sẽ giúp giảm đau, giảm căng cứng và co giãn cơ tốt hơn. Việc massage không chỉ giúp giảm đau mà còn kích thích lưu thông máu đến khu vực bị ảnh hưởng.

Massage

Cố gắng duỗi thẳng chân

Khi bị chuột rút, điều quan trọng là phải duỗi thẳng chân và không để cơ bắp tiếp tục co lại. Bạn có thể từ từ kéo căng cơ bắp, giữ cho các ngón chân hướng về phía đầu và cố gắng kéo dài chân để làm dịu cơn đau, cơn chuột rút sẽ nhanh chóng qua đi.

Cố gắng duỗi thẳng chân

Có nên bổ sung magie khi có tình trạng chuột rút không?

Magie là một khoáng chất quan trọng giúp duy trì chức năng cơ bắp và hệ thần kinh. Nếu bạn thường xuyên bị chuột rút, đặc biệt là vào ban đêm, việc bổ sung magie có thể giúp giảm thiểu tình trạng này. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng magie có thể hỗ trợ thư giãn cơ, giảm co cứng và giúp giấc ngủ sâu hơn. Bạn có thể bổ sung magie thông qua thực phẩm hoặc sử dụng viên uống magie theo hướng dẫn của chuyên gia y tế.

Có nên bổ sung magie khi có tình trạng chuột rút không?

THAM KHẢO SẢN PHẨM BỔ SUNG MAGIE CỦA DENK NUTRITION

magnes active Denk

Hộp 30 gói
Liên hệ

magnes active Denk

Hộp 30 gói
Liên hệ

magnes active Denk

Hộp 30 gói
Liên hệ

magnes active Denk

Hộp 30 gói
Liên hệ

magnes active Denk

Hộp 30 gói
Liên hệ

magnes active Denk

Hộp 30 gói
Liên hệ

magnes active Denk

Hộp 30 gói
Liên hệ

magnes active Denk

Hộp 30 gói
Liên hệ

magnes active Denk

Hộp 30 gói
Liên hệ

magnes active Denk

Hộp 30 gói
Liên hệ

Lưu ý:

Chuột rút khi ngủ là một tình trạng phổ biến nhưng có thể được kiểm soát với các biện pháp khắc phục phù hợp. Việc duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, vận động hợp lý và cải thiện tư thế ngủ có thể giúp giảm thiểu tình trạng này. Đồng thời, thiếu Magiê cũng là nguyên nhân gây căng cơ, chuột rút đột ngột, mệt mỏi và yếu cơ, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe xương, làm tăng nguy cơ loãng xương. Nếu chuột rút thường xuyên xảy ra và gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm ra nguyên nhân cụ thể và điều trị kịp thời.

Hãy thường xuyên theo dõi website Denk Nutrition - Thực phẩm chức năng của Đức để có thể cập nhật thêm những bài kiến thức sức khỏe hữu ích bạn nhé.

Nguồn: 

  1. medlatec: Chuột rút khi ngủ: nguyên nhân và cách giảm đau nhanh chóng
  2. vinmec: Tại sao bạn bị chuột rút trong lúc ngủ?

Bài viết liên quan

Bị chuột rút thiếu chất gì và cách bổ sung hiệu quả

Chuột rút là tình trạng co cứng cơ đột ngột, gây đau đớn và khó chịu, có thể xảy ra vào ban đêm hoặc khi...

Canxi và magie uống chung được không?

Magie và canxi là hai vi chất dinh dưỡng thiết yếu đóng vai trò chức năng quan trọng trong dinh dưỡng và duy trì sức...

Magie có trong thực phẩm nào?

Magie là một khoáng chất cực kỳ quan trọng, đóng vai trò thiết yếu liên quan đến hàng trăm phản ứng hóa học trong cơ...

Magie là gì? Magie có tác dụng gì?

Magie là một loại khoáng chất đóng vai trò hết sức quan trọng với sức khỏe của cơ thể và não bộ chúng ta. Hãy...

Thiếu magie có biểu hiện gì?

Magie là một khoáng chất thiết yếu cho hệ thống sinh học của con người, đảm nhận vai trò quan trọng liên quan đến hàng...

Giỏ hàng