Denk Nutrition

Các mốc khám thai quan trọng mẹ bầu cần biết

Đăng bởi Denk Nutrition
vào lúc 25/04/2025

Trong suốt hành trình mang thai, việc thăm khám thai định kỳ đóng vai trò vô cùng quan trọng để theo dõi sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, không phải mẹ bầu nào cũng nắm rõ các mốc khám thai quan trọng cần lưu ý để đảm bảo thai kỳ diễn ra an toàn và suôn sẻ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về từng mốc thời gian cần đi khám, lý do tại sao chúng lại quan trọng, và những gì mẹ bầu cần chuẩn bị cho mỗi lần thăm khám.

các mốc khám thai quan trọng

Vì sao cần khám thai đúng mốc thời gian?

Khám thai đúng lịch không chỉ giúp theo dõi sự phát triển của thai nhi mà còn kịp thời phát hiện, xử lý những bất thường có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé. Mỗi giai đoạn trong thai kỳ sẽ có những xét nghiệm và kiểm tra riêng, giúp tầm soát các dị tật thai nhi, đánh giá tình trạng nước ối, nhau thai và các chỉ số quan trọng khác. Việc khám thai đúng mốc còn giúp mẹ được tư vấn đầy đủ về dinh dưỡng, vận động và chuẩn bị tâm lý cho quá trình vượt cạn.

Vì sao cần khám thai đúng mốc thời gian

Các cột mốc khám thai quan trọng theo từng giai đoạn

3 tháng đầu (Tuần 4 – Tuần 12)

Tuần 5 – 8: Lần khám thai đầu tiên, khi đến khám, mẹ bầu sẽ được đo chiều cao, cân nặng để tính chỉ số BMI, từ đó bác sĩ có thể tư vấn cách kiểm soát cân nặng nếu cần. Việc đo huyết áp cũng giúp phát hiện sớm nguy cơ tiền sản giật. Siêu âm để xác định thai đã làm tổ đúng vị trí trong tử cung hay chưa, loại trừ trường hợp mang thai ngoài tử cung. Nếu siêu âm chưa thấy rõ túi thai hoặc có dấu hiệu bất thường, mẹ sẽ được chỉ định xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ hormone hCG. Dựa vào kết quả khám và ngày kinh cuối, bác sĩ cũng sẽ tính tuổi thai và ước tính ngày dự sinh, giúp mẹ chuẩn bị tốt hơn cho hành trình sắp tới.

Tuần 5 – 8

Tuần 11 – 13: Thời điểm quan trọng để tầm soát sớm các dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Trong khoảng thời gian này, mẹ bầu sẽ được siêu âm đo độ mờ da gáy — một chỉ số có ý nghĩa lớn trong việc phát hiện các bất thường nhiễm sắc thể như hội chứng Down, Edward, Patau và một số dị tật hình thái học khác. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định thêm các xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm sàng lọc không xâm lấn (NIPT) để đánh giá nguy cơ mắc các bệnh di truyền. Nếu kết quả siêu âm hoặc xét nghiệm cho thấy nguy cơ cao, mẹ có thể được tư vấn thực hiện các thủ thuật xâm lấn như sinh thiết gai nhau hoặc chọc ối để kiểm tra chính xác tình trạng nhiễm sắc thể của thai nhi. Những thủ thuật này hiện nay có độ an toàn cao, với tỷ lệ rủi ro sảy thai rất thấp — dưới 1%, nên mẹ có thể yên tâm khi thực hiện theo chỉ định của bác sĩ.

Tuần 11 – 13

3 tháng giữa (Tuần 13 – Tuần 27)

Tuần 16 – 18: Tiếp tục theo dõi sức khỏe thông qua các kiểm tra thường quy như cân nặng, huyết áp, xét nghiệm nước tiểu và siêu âm để đánh giá sự phát triển của thai nhi. Nếu trước đó mẹ chưa thực hiện xét nghiệm sàng lọc các bất thường nhiễm sắc thể, bác sĩ có thể chỉ định làm Triple Test. Trong một số trường hợp, mẹ cũng có thể được thực hiện xét nghiệm NIPT nếu chưa làm ở mốc khám trước. Ngoài ra, nếu mẹ có tiền sử sinh non hoặc có các yếu tố nguy cơ, bác sĩ sẽ tiến hành đo chiều dài kênh cổ tử cung để đánh giá nguy cơ sinh non và có hướng theo dõi phù hợp.

Tuần 16 – 18

Tuần 20 – 22: Chỉ định siêu âm 4D kết hợp với các xét nghiệm cần thiết nhằm đánh giá hình thái thai nhi một cách toàn diện. Đây là giai đoạn giúp phát hiện sớm các dị tật như sứt môi, hở hàm ếch, hoặc những bất thường về cơ quan nội tạng. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ đo chiều dài kênh cổ tử cung để tầm soát nguy cơ sinh non. Nếu phát hiện dấu hiệu bất thường, mẹ có thể được tư vấn thực hiện chọc ối để kiểm tra chính xác hơn về tình trạng sức khỏe của thai nhi. Ngoài ra, ở mốc khám này, mẹ bầu sẽ được tiêm mũi uốn ván đầu tiên để phòng ngừa nguy cơ nhiễm trùng cho cả mẹ và bé trong quá trình sinh nở.

Tuần 20 – 22

Tuần 24 – 28: Theo dõi toàn diện sự phát triển của thai nhi thông qua các kiểm tra lâm sàng như siêu âm 2D để đánh giá sự tăng trưởng, lượng nước ối và vị trí nhau thai. Một trong những xét nghiệm quan trọng nhất ở giai đoạn này là nghiệm pháp dung nạp glucose nhằm phát hiện sớm nguy cơ tiểu đường thai kỳ. Ngoài ra, nếu thai đã trên 27 tuần, mẹ sẽ được tiêm vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván (Boostrix) để tăng cường miễn dịch cho cả mẹ và bé. Với những mẹ bầu mắc viêm gan B, đây cũng là thời điểm thực hiện xét nghiệm máu để đánh giá nguy cơ lây truyền và cân nhắc điều trị phù hợp.

Tuần 24 – 28

3 tháng cuối (Tuần 28 – sinh)

Tuần 28 – 32: Bên cạnh các kiểm tra lâm sàng thường quy, mẹ bầu sẽ được chỉ định siêu âm hình thái học quý 3. Đây là bước quan trọng nhằm phát hiện các bất thường khởi phát muộn ở thai nhi như đầu nhỏ, dị tật hệ thần kinh trung ương, bất thường về tim mạch hoặc sự chênh lệch kích thước thai nhi so với tuổi thai. Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra tim thai, đánh giá sự phát triển tổng thể và ước tính cân nặng để có kế hoạch theo dõi sát sao trong những tuần cuối thai kỳ.

Tuần 28 – 32

Tuần 32 – 36: Mẹ bầu sẽ đi khám thai mỗi 2 tuần một lần để theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của cả mẹ và bé. Nếu có bất thường hoặc yếu tố nguy cơ, bác sĩ có thể chỉ định thêm các xét nghiệm khác để đảm bảo thai kỳ diễn ra an toàn và suôn sẻ.

Tuần 32 – 36

Tuần 36 – 40: Khi thai nhi được 36 tuần tuổi trở đi, mẹ bầu sẽ được hẹn tái khám mỗi tuần để bác sĩ theo dõi chặt chẽ sức khỏe của thai nhi. Trong các lần khám này, bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm để kiểm tra sự phát triển của thai, đo tim thai và đánh giá tình trạng cổ tử cung, khung chậu của mẹ. Điều này giúp bác sĩ tiên lượng khả năng sinh ngả âm đạo và chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ một cách tốt nhất.

Tuần 36 – 40

THAM KHẢO BỘ 3 SẢN PHẨM DÀNH CHO MẸ BẦU CỦA DENK NUTRITION

Prenatal Denk

Hộp 3 vỉ x 10 viên nén
420.000₫

Prenatal +DHA Denk

Hộp 5 vỉ x (6 viên nén + 6 viên nang)
525.000₫

lactonatal +DHA Denk

Hộp 5 vỉ x (6 viên nén + 6 viên nang)
473.000₫

Một số lưu ý khi đi khám thai

  • Luôn mang theo sổ khám thai: để bác sĩ nắm được toàn bộ diễn biến thai kỳ.

  • Nhịn ăn khi được yêu cầu (đặc biệt trước xét nghiệm đường huyết).

  • Chuẩn bị câu hỏi trước khi đi khám: chuẩn bị các thắc mắc để trao đổi kỹ với bác sĩ.

  • Tuân thủ đúng lịch hẹn và các chỉ định: như xét nghiệm máu, siêu âm, tiêm phòng...

  • Đăng ký khám sớm ở cơ sở y tế uy tín: để được theo dõi thai kỳ liên tục, chính xác và an toàn

Một số lưu ý khi đi khám thai

Lưu ý:

Việc tuân thủ đầy đủ các mốc khám thai quan trọng không chỉ giúp mẹ bầu yên tâm hơn trong suốt thai kỳ mà còn là cách bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và bé. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thêm thông tin hữu ích để chuẩn bị thật tốt cho hành trình làm mẹ sắp tới.

Hãy thường xuyên theo dõi website Denk Nutrition - Thực phẩm chức năng của Đức để có thể cập nhật thêm những bài kiến thức sức khỏe hữu ích bạn nhé.

Nguồn

  1. Tam Anh Hospital: 9 mốc khám thai quan trọng mẹ bầu cần nhớ trong suốt thai kỳ.
  2. Vinmec International Hospital: 10 mốc khám thai bà bầu cần ghi nhớ.
  3. MEDLATEC: Điểm danh các mốc khám thai quan trọng mẹ bầu cần biết.

Bài viết liên quan

Bà bầu nên uống magie vào lúc nào?

Magie là một chất khoáng quan trọng tham gia vào nhiều quy trình nâng cao sức khoẻ cơ thể. Nó có tác dụng giúp cải...

Biểu hiện thiếu canxi ở mẹ bầu

Canxi là khoáng chất dồi dào nhất trong cơ thể và rất cần thiết cho nhiều cơ chế và phản ứng đa dạng như co...

Các mốc khám thai quan trọng mẹ bầu cần biết

Trong suốt hành trình mang thai, việc thăm khám thai định kỳ đóng vai trò vô cùng quan trọng để theo dõi sức khỏe của...

Chế độ dinh dưỡng 3 tháng đầu thai kỳ các mẹ bầu cần biết

Ba tháng đầu thai kỳ là giai đoạn quan trọng nhất trong hành trình mang thai, khi thai nhi bắt đầu hình thành và phát...

Mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn gì? Chế độ dinh dưỡng quan trọng cho thai kỳ

Mang thai là giai đoạn quan trọng trong cuộc đời người phụ nữ. Đặc biệt, 3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn nhạy cảm...

Mẹ bầu bị mất ngủ: Nguyên nhân và cách cải thiện giấc ngủ cho mẹ bầu

Mất ngủ là luôn vấn đề phổ biến mà nhiều mẹ bầu quan tâm trong suốt thời kỳ mang thai. Sự thay đổi về thể...

Những điều kiêng kỵ trong 3 tháng đầu mang thai mẹ nên biết

Ba tháng đầu thai kỳ là giai đoạn quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Đây cũng là thời...

Giỏ hàng