Mất ngủ là luôn vấn đề phổ biến mà nhiều mẹ bầu quan tâm trong suốt thời kỳ mang thai. Sự thay đổi về thể chất lẫn tinh thần của mẹ bầu và nhiều yếu tố khác tác động có thể dẫn đến tình trạng mất ngủ. Trong bài viết này, hãy cùng Denk Nutrition tìm hiểu về các nguyên nhân gây mất ngủ ở từng giai đoạn của thai kỳ và những cách cải thiện tình trạng này nhé.
Nguyên nhân mẹ bầu bị mất ngủ 3 tháng đầu (Tam cá nguyệt thứ nhất)
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng mất ngủ. Những nguyên nhân phổ biến có thể do:
Thay đổi hormon
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, nồng độ hormon trong cơ thể mẹ bầu thay đổi đáng kể. Nồng độ progesterone tăng cao giúp duy trì thai kỳ nhưng sẽ dẫn đến cảm giác mệt mỏi, thay đổi tâm trạng và làm gián đoạn giấc ngủ của mẹ bầu.
Buồn nôn và nôn mửa
Buồn nôn và nôn mửa là triệu chứng thường gặp trong 3 tháng đầu thai kỳ. Triệu chứng này có thể khiến cho mẹ bầu cảm thấy khó chịu và làm rối loạn giấc ngủ, khiến việc vào giấc trở nên khó khăn hơn.
Đi tiểu thường xuyên
Sự gia tăng lưu lượng máu đến thận và sự thay đổi kích thước tử cung do sự phát triển của thai nhi làm bàng quang của mẹ bầu bị chèn ép khiến mẹ bầu phải đi tiểu thường xuyên hơn, điều này có thể làm gián đoạn giấc ngủ của mẹ bầu và khó chìm vào giấc ngủ.
Nguyên nhân mẹ bầu bị mất ngủ 3 tháng giữa (Tam cá nguyệt thứ hai)
Trong 3 tháng giữa của thai kỳ, mẹ bầu cũng có thể tiếp tục mất ngủ do một số nguyên nhân sau:
Đau mỏi lưng và căng tức bụng
Khi bụng bầu ngày càng lớn, mẹ bầu có thể cảm thấy khó khăn do chưa tìm được tư thế ngủ thoải mái. Thai nhi phát triển khiến tử cung được mở rộng ra có thể gây áp lực lên các cơ và dây chằng, dẫn đến cảm giác đau lưng và khó chịu.
Cảm giác nóng trong người
Mẹ bầu thường cảm thấy nóng bức hơn người bình thường do khi mang thai có sự gia tăng trao đổi chất và thay đổi hormon. Cảm giác nóng bức có thể gây khó chịu và làm mẹ bầu dễ bị tỉnh giấc hơn.
Lo lắng và căng thẳng
Ở giai đoạn này, các mẹ bầu bắt đầu tìm hiểu về quá trình sinh nở, cảm giác lo lắng và căng thẳng bắt đầu xuất hiện cũng khiến các mẹ bầu trằn trọc khi vào giấc.
Nguyên nhân mẹ bầu bị mất ngủ 3 tháng cuối (Tam cá nguyệt thứ ba)
Trong 3 tháng cuối của thai kỳ, đa số các mẹ bầu thường gặp vấn đề mất ngủ. Những nguyên nhân chính bao gồm:
Đau lưng và chuột rút
Sắp đến giai đoạn về đích, cơ thể mẹ bầu phải chịu thêm trọng lượng bởi sự phát triển vượt trội của thai nhi, đau lưng và chuột rút chân dần trở nên phổ biến hơn. Những cơn đau này có thể làm gián đoạn giấc ngủ và khiến các mẹ bầu cảm thấy không thoải mái khi ngủ.
Cảm giác căng thẳng
Sự lo lắng về việc sinh nở và các vấn đề sau sinh có thể gây ra cảm giác căng thẳng và lo lắng nhiều hơn. Những cảm xúc này có thể làm mẹ bầu khó đi vào giấc ngủ hơn.
Tư thế ngủ khó khăn
Ở giai đoạn này, vòng bụng tăng kích thước đáng kể, mẹ bầu có thể gặp khó khăn trong việc tìm một tư thế ngủ thoải mái. Do đó các mẹ bầu thường khó ngủ hoặc ngủ không được sâu giấc.
Cảm giác khó thở
Khi thai nhi càng lớn càng làm hạn chế cử động của cơ hoành, mẹ bầu sẽ cảm thấy khó thở hơn. Cảm giác này sẽ khiến cho các mẹ bầu khó chịu và không thể ngủ ngon giấc. Nhưng đừng quá lo lắng vì đây là tình trạng chung của các phụ nữ mang thai.
Cách cải thiện tình trạng mất ngủ ở mẹ bầu
Hiểu được các tình trạng trên, Denk Nutrition đã tổng hợp một số cách hiệu quả để cải thiện tình trạng mẹ bầu bị mất ngủ, giúp mẹ bầu có giấc ngủ ngon và sức khỏe tốt hơn như sau:
Tạo thói quen ngủ đều đặn
Đặt lịch ngủ cố định mỗi ngày và cố gắng tuân theo. Việc cố gắng duy trì thói quen ngủ đều đặn có thể giúp điều chỉnh đồng hồ sinh học của cơ thể và cải thiện chất lượng giấc ngủ cho mẹ bầu.
Tạo một môi trường ngủ thoải mái
Tạo một phòng ngủ yên tĩnh và mát mẻ. Sử dụng gối hoặc đệm hỗ trợ để giúp mẹ bầu tìm được tư thế ngủ thoải mái nhất. Một không gian ngủ thoải mái có thể giúp mẹ bầu dễ dàng đi vào giấc ngủ và có thể ngủ sâu hơn.
Thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng, thiền hoặc yoga
Các bài tập thể dục nhẹ nhàng, ngồi thiền, hoặc yoga cho mẹ bầu có thể giúp giảm căng thẳng và lo lắng, làm dịu hệ thần kinh và cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Hạn chế sử dụng caffeine và đường
Hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm và đồ uống có chứa caffeine và đường, vì các sản phẩm này có thể gây ra rối loạn giấc ngủ, đặc biệt là vào buổi tối.
Có một chế độ ăn uống lành mạnh
Một chế độ ăn uống lành mạnh không chỉ tốt cho sức khỏe của mẹ bầu mà còn có thể giúp cải thiện giấc ngủ. Đảm bảo rằng bạn tiêu thụ đủ lượng vitamin và khoáng chất cần thiết để hỗ trợ sức khỏe và giấc ngủ.
Trao đổi với bác sĩ
Nếu mẹ bầu luôn trong tình trạng mất ngủ và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống, hãy trao đổi với bác sĩ để sớm đưa ra các giải pháp điều trị phù hợp.
Lưu ý:
Mất ngủ là một vấn đề phổ biến đối với các mẹ bầu, nhưng nếu sớm có giải pháp và chăm sóc đúng cách, mẹ bầu có thể cải thiện tình trạng này và duy trì một thai kỳ khoẻ mạnh. Denk Nutrition hy vọng rằng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp mẹ bầu hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng mất ngủ trong quá trình mang thai. Chúc mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh và tràn đầy sức sống.
Hãy thường xuyên theo dõi website Denk Nutrition - Thực phẩm chức năng của Đức để có thể cập nhật thêm những bài kiến thức sức khỏe hữu ích bạn nhé.
Nguồn:
- Bệnh viện Thu Cúc: Bị mất ngủ 3 tháng đầu thai kỳ, các mẹ có cần lo lắng?
- Bệnh viện Thu Cúc: Mất ngủ 3 tháng cuối thai kỳ gây ảnh hưởng gì đến mẹ và bé?
- Nih.gov: Insomnia during pregnancy: Diagnosis and Rational Interventions
- sleepfoundation.org:Pregnancy Insomnia: Causes & Treatment