Denk Nutrition

Dấu hiệu tiền sản giật 3 tháng cuối: Cảnh báo quan trọng mẹ bầu không nên bỏ qua

Đăng bởi Denk Nutrition
vào lúc 28/04/2025

Tiền sản giật 3 tháng cuối là một trong những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra trong thai kỳ, đe dọa đến sức khỏe của cả mẹ và bé nếu không được phát hiện kịp thời. Nhận biết sớm dấu hiệu tiền sản giật 3 tháng cuối sẽ giúp mẹ bầu chủ động hơn trong việc theo dõi sức khỏe và can thiệp y tế đúng lúc. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về triệu chứng cảnh báo, nguyên nhân và cách phòng ngừa hiệu quả.

dấu hiệu tiền sản giật 3 tháng cuối

Tiền sản giật là gì?

Tiền sản giật là một biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ, thường xuất hiện sau tuần thứ 34 (khoảng 3 tháng cuối), hiếm khi xuất hiện sau tuần thai thứ 20. Tình trạng này đặc trưng bởi huyết áp cao, ảnh hưởng đến gan và thận, có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả mẹ và thai nhi. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tiền sản giật có thể đe dọa tính mạng hoặc thậm chí gây tử vong cho người mẹ. Vì vậy, việc nhận biết sớm các dấu hiệu và theo dõi sức khỏe thai kỳ là vô cùng quan trọng.

Tiền sản giật là gì?

Dấu hiệu tiền sản giật 3 tháng cuối thường gặp

Huyết áp cao bất thường

Một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất của tiền sản giật là huyết áp tăng cao đột ngột (trên 140/90 mmHg), được ghi nhận trong hai lần, mỗi lần cách nhau ít nhất 4 giờ. Mẹ bầu nên kiểm tra huyết áp định kỳ để kịp thời phát hiện bất thường, đặc biệt trong giai đoạn cuối thai kỳ – thời điểm dễ phát sinh tiền sản giật.

Phù mặt, tay và chân không rõ nguyên nhân

Hiện tượng phù do mang thai là bình thường, nhưng nếu sưng phù đột ngột, lan rộng ở mặt, tay, chân, đặc biệt là quanh vùng mắt mà không rõ nguyên nhân thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo tiền sản giật. Việc theo dõi mức độ sưng mỗi ngày sẽ giúp mẹ nhận biết những bất thường trong cơ thể để xử lý sớm.

Phù mặt, tay và chân không rõ nguyên nhân

Tăng cân nhanh trong thời gian ngắn

Nếu mẹ bầu tăng cân đột ngột mà không liên quan đến chế độ ăn uống hay không rõ nguyên nhân, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo tiền sản giật. Việc ghi chép cân nặng hàng tuần sẽ giúp mẹ dễ dàng theo dõi và phát hiện sớm nguy cơ, mẹ bầu hãy tới bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa kiểm tra, thăm khám và đánh giá tình hình một cách cụ thể.

Tăng cân nhanh trong thời gian ngắn

Đau đầu dữ dội, kéo dài

Thực tế, nhiều mẹ bầu thường gặp phải tình trạng đau đầu trong thai kỳ. Tuy nhiên, một số người lại bị đau đầu thường xuyên hơn những người khác. Nếu cơn đau đầu kéo dài nhiều ngày, dai dẳng và không thuyên giảm dù đã nghỉ ngơi hoặc dùng thuốc thông thường, có thể là dấu hiệu của tăng huyết áp trong tiền sản giật. Không nên chủ quan với các biểu hiện đau đầu trong tam cá nguyệt cuối.

Đau đầu dữ dội, kéo dài

Rối loạn thị giác (mờ mắt, nhìn chớp sáng)

Những thay đổi về thị lực như mờ mắt, mất thị lực tạm thời hoặc nhạy cảm với ánh sáng có thể là dấu hiệu cảnh báo tiền sản giật nghiêm trọng. Nếu mẹ bầu đột nhiên thấy hoa mắt, xuất hiện các đốm sáng trong tầm nhìn hoặc mất thị lực, cần báo ngay cho người thân và đến bệnh viện để được kiểm tra kịp thời. 

Rối loạn thị giác (mờ mắt, nhìn chớp sáng)

Đau vùng thượng vị (trên bụng dưới xương sườn phải)

Trong 3 tháng cuối thai kỳ, nếu mẹ bầu cảm thấy đau vùng bụng trên (ngay dưới xương sườn phải) mà không phải do ợ nóng hay do thai nhi đạp, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo tiền sản giật. Triệu chứng này đôi khi dễ bị nhầm với chứng đầy bụng hoặc khó tiêu, nên thường bị bỏ qua. Nếu cơn đau không giảm sau một thời gian ngắn, mẹ nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được bác sĩ kiểm tra và có hướng xử lý kịp thời.

Đau vùng thượng vị (trên bụng dưới xương sườn phải)

Mẹ bầu cảm thấy buồn nôn và nôn mửa đột ngột

Dù buồn nôn là triệu chứng phổ biến trong thai kỳ có thể xuất hiện ở ba tháng đầu và ba tháng giữa, nhưng nếu xuất hiện đột ngột ở giai đoạn cuối và đi kèm với các triệu chứng khác như đau đầu, huyết áp cao, thì cần cảnh giác. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo tiền sản giật. 

Mẹ bầu cảm thấy buồn nôn và nôn mửa đột ngột

Mẹ bầu bị khó thở

Cảm giác tức ngực, thở gấp, thở hụt hơi có thể là dấu hiệu cho thấy nước hoặc chất lỏng tích tụ trong phổi. Do đó, mẹ bầu cần đến bệnh viện ngay để được bác sĩ kiểm tra và theo dõi. Đây có thể là dấu hiệu của tiền sản giật – một tình trạng nguy hiểm mà mẹ không nên xem nhẹ.

Mẹ bầu bị khó thở

Protein niệu (có đạm trong nước tiểu)

Sự hiện diện của protein trong nước tiểu là tiêu chí chẩn đoán quan trọng của tiền sản giật. Bác sĩ thường chỉ định xét nghiệm kiểm tra tỷ lệ protein-creatinine (creatinine là chất thải do thận lọc ra) trong nước tiểu. Mẹ bầu nên thực hiện xét nghiệm nước tiểu định kỳ trong 3 tháng cuối để phát hiện sớm tình trạng này và có hướng điều trị kịp thời.

Protein niệu (có đạm trong nước tiểu)

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây tiền sản giật

Tiền sản giật hiện chưa xác định được nguyên nhân cụ thể, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy có liên quan đến giảm lưu lượng máu đến nhau thai – cơ quan đảm nhận vai trò nuôi dưỡng thai nhi suốt thai kỳ, các mạch máu đưa máu từ mẹ đến thai nhi có thể không phát triển đúng cách. Chúng thường nhỏ hơn bình thường và hoạt động kém hiệu quả, dẫn đến việc máu lưu thông đến nhau thai bị hạn chế. 

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tiền sản giật:

  • Tiền sử gia đình: Nếu gia đình có người từng bị tiền sản giật (đặc biệt là mẹ, chị hoặc em gái), bạn cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.

  • Tiền sử cá nhân:

    • Nếu từng bị tiền sản giật ở cuối thai kỳ trước, nguy cơ tái phát thấp (khoảng 13%).

    • Nếu từng bị nặng trước 29 tuần, nguy cơ tái phát là hơn 40%.

    • Nếu đã bị ở hai lần mang thai trước, nguy cơ ở lần thứ ba là khoảng 30%.

  • Tăng huyết áp mãn tính.

  • Mang thai lần đầu.

  • Mang song thai hoặc đa thai.

  • Tuổi tác: Phụ nữ mang thai dưới 20 tuổi hoặc trên 35 tuổi có nguy cơ cao hơn.

  • Thừa cân, béo phì trong thai kỳ.

  • Khoảng cách giữa các lần mang thai quá ngắn (dưới 2 năm) hoặc quá dài (trên 10 năm).

  • Tiền sử mắc các bệnh lý như đau nửa đầu, tiểu đường, bệnh thận, lupus ban đỏ, hoặc có xu hướng hình thành cục máu đông.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây tiền sản giật

Các biến chứng tiền sản giật nguy hiểm

Nếu không điều trị kịp thời, tiền sản giật có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: 

  • Thai nhi tăng trưởng chậm: Thai nhi không nhận đủ oxy và dinh dưỡng, dẫn đến chậm phát triển và suy dinh dưỡng.

  • Sinh non: Nếu tình trạng nghiêm trọng, mẹ bầu có thể phải sinh sớm, gây rủi ro cho sức khỏe của bé như suy giảm hệ miễn dịch, hệ hô hấp, các cơ quan khác bị tổn thương.

  • Rau bong non: Nhau thai tách khỏi tử cung trước khi sinh, gây chảy máu và đe dọa tính mạng mẹ con.

  • Hội chứng HELLP: Gồm hiện tượng tan máu, men gan cao và giảm tiểu cầu, có thể gây tổn thương cơ quan và nguy hiểm đến tính mạng đến mẹ và bé.

  • Sản giật: Co giật và hôn mê do tiền sản giật không được kiểm soát, hoặc có dấu hiệu sản giật (động kinh, đau bụng, bất tỉnh) bác sĩ cần can thiệp ngay bất kể đang ở tuần thứ bao nhiêu của thai kỳ.

  • Tổn thương cơ quan nội tạng: Tiền sản giật có thể làm tổn thương thận, gan, phổi, tim và não, nghiêm trọng hơn có thể gây đột quỵ và chấn thương não.

  • Nguy cơ bệnh tim mạch: Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch trong tương lai, đặc biệt nếu tiền sản giật xảy ra nhiều lần hoặc kèm sinh non.

Các biến chứng tiền sản giật nguy hiểm

Khi nào mẹ bầu cần đi khám ngay?

Mẹ bầu cần đi khám ngay khi xuất hiện các dấu hiệu như huyết áp cao, sưng phù bất thường, đau đầu dai dẳng, rối loạn thị giác, tầm nhìn suy giảm, bụng đau quặn hay thở dốc. Việc thăm khám kịp thời không chỉ giúp chẩn đoán chính xác mà còn ngăn ngừa những biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra.

Khi nào mẹ bầu cần đi khám ngay?

Cách phòng ngừa tiền sản giật trong 3 tháng cuối

Để phòng tránh tiền sản giật, mẹ bầu nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và thực hiện những điều sau: 

  • Giảm cân: Nếu có chỉ số BMI thừa cân hoặc béo phì (≥ 25).

  • Tránh thuốc lá: Không hút thuốc để bảo vệ sức khỏe của bạn và thai nhi.

  • Tập thể dục thường xuyên: Duy trì lối sống năng động giúp cải thiện sức khỏe cho cả mẹ và bé.

  • Kiểm soát huyết áp và lượng đường trong máu: Đảm bảo huyết áp và đường huyết luôn ở mức ổn định.

  • Dùng aspirin liều thấp (81mg): Nếu có yếu tố nguy cơ (tiền sử tiền sản giật, đa thai, tăng huyết áp, bệnh thận, đái tháo đường hoặc bệnh tự miễn), bác sĩ có thể khuyên dùng aspirin sau tuần thứ 12.

  • Bổ sung canxi: Bổ sung đủ canxi (1.200 – 1.500mg/ngày) để giảm nguy cơ tiền sản giật, thông qua chế độ ăn uống và thực phẩm bổ sung.

Nếu thuộc nhóm nguy cơ cao, bác sĩ có thể chỉ định thuốc phòng ngừa tiền sản giật, mẹ cần tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn điều trị.

Cách phòng ngừa tiền sản giật trong 3 tháng cuối

Lưu ý:

Nhận diện sớm dấu hiệu tiền sản giật 3 tháng cuối là bước quan trọng giúp mẹ bầu bảo vệ sức khỏe thai kỳ an toàn và trọn vẹn. Nếu bạn gặp bất kỳ biểu hiện bất thường nào như huyết áp tăng cao, phù tay chân hay đau đầu dai dẳng, hãy đến cơ sở y tế để được thăm khám và xử lý kịp thời. 

Hãy thường xuyên theo dõi website Denk Nutrition - Thực phẩm chức năng của Đức để cập nhật thêm những bài kiến thức sức khỏe hữu ích bạn nhé.

Nguồn

  1. Tâm Anh Hospital: Tiền sản giật: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị và phòng ngừa.
  2. Hệ thống y tế Thu Cúc: Dấu hiệu tiền sản giật 3 tháng cuối thai kỳ mẹ đã biết chưa?

Bài viết liên quan

3 tháng giữa thai kỳ nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm tốt cho mẹ và bé

Trong suốt hành trình mang thai, dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe và thai nhi phát triển...

Biểu hiện thiếu canxi ở mẹ bầu

Canxi là khoáng chất dồi dào nhất trong cơ thể và rất cần thiết cho nhiều cơ chế và phản ứng đa dạng như co...

Dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng giữa mẹ bầu cần biết

Tam cá nguyệt thứ hai – hay còn gọi là 3 tháng giữa thai kỳ – là giai đoạn thai nhi tăng trưởng nhanh chóng...

Dấu hiệu tiền sản giật 3 tháng cuối: Cảnh báo quan trọng mẹ bầu không nên bỏ qua

Tiền sản giật 3 tháng cuối là một trong những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra trong thai kỳ, đe dọa đến sức...

Giỏ hàng