Glucosamine, một hợp chất tự nhiên có trong cơ thể và được sử dụng phổ biến như một loại thực phẩm chức năng, đã trở thành lựa chọn hàng đầu để hỗ trợ sức khỏe xương khớp. Rất nhiều người thắc mắc rằng liệu uống glucosamine có tác dụng phụ không? Trong bài viết này, Denk Nutrition sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về tác dụng phụ của glucosamine để chủ động phòng ngừa và cân nhắc việc sử dụng này nhé.
Glucosamine là gì?
Glucosamine là một hợp chất tự nhiên có mặt trong cơ thể con người, nó đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành sợi collagen, tạo sự chắc khỏe cho các mô sụn và xương khớp. Tuy nhiên, càng lớn tuổi thì lượng glucosamine càng giảm đi nên một số trường hợp cần sử dụng chất bổ sung. Glucosamine cũng được tìm thấy trong vỏ của động vật giáp xác và là nguồn chiết xuất chủ yếu của glucosamine trong các thực phẩm bổ sung, với nhiều dạng khác nhau bao gồm glucosamine sulfate, glucosamine hydrochloride và N-acetyl glucosamine.
Glucosamine có tác dụng gì?
Glucosamine là một loại amino đường tự nhiên, được tạo thành từ glucose và glutamine, có nhiều tác dụng tích cực đối với sức khỏe khớp và hỗ trợ giảm các triệu chứng của các bệnh lý khớp. Glucosamine có vai trò quan trọng trong việc duy trì độ bền và đàn hồi của sụn khớp, giúp chống lại bệnh viêm khớp, thoái hóa khớp. Dưới đây là những tác dụng chính của glucosamine:
- Hỗ trợ sức khỏe xương khớp: Glucosamine mang lại sức khỏe toàn diện cho xương và khớp, giúp duy trì cấu trúc và ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh loãng xương, hỗ trợ xương phát triển khỏe mạnh, tăng khả năng hấp thụ canxi.
- Giảm đau khớp và viêm: Glucosamine có tác dụng giảm viêm, giảm các triệu chứng đau nhức và sưng tấy ở các khớp, giúp thoải mái trong việc vận động cường độ cao và tham gia thể thao.
- Ngăn ngừa thoái hóa khớp: Glucosamine giúp ngăn ngừa sự thoái hóa của sụn khớp vì glucosamine có khả năng làm tăng tính bôi trơn của dịch khớp, tăng sản xuất chất nhầy dịch khớp, giúp các khớp hạn chế ma sát, từ đó làm cải thiện và phục hồi sụn khớp, giảm nguy cơ phát triển các bệnh lý về khớp.
Tác dụng phụ của Glucosamine
Mặc dù glucosamine được coi là an toàn đối với nhiều người, nhưng cũng có một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng, đặc biệt khi sử dụng ở liều cao hoặc trong thời gian dài. Các tác dụng phụ này có thể nhẹ và tạm thời, nhưng cũng có thể nghiêm trọng đối với một số đối tượng. Dưới đây là các tác dụng phụ phổ biến của glucosamine:
Dị ứng
Một trong những tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng glucosamine là dị ứng. Glucosamine thường được chiết xuất từ vỏ của động vật giáp xác như tôm, cua, vì vậy những người bị dị ứng với các loại hải sản này có thể gặp phải các triệu chứng dị ứng như phát ban da, ngứa ngáy, sưng môi hay mặt, khó thở và mất ý thức.Trong trường hợp này, người dùng nên ngưng sử dụng và tham khảo ý kiến của bác sĩ ngay lập tức.
Rối loạn tiêu hóa
Một tác dụng phụ khá phổ biến của glucosamine là gặp các vấn đề về tiêu hóa. Một số người có thể gặp phải các triệu chứng như buồn nôn, khó tiêu, đầy bụng hoặc tiêu chảy khi sử dụng glucosamine. Những vấn đề này thường xảy ra ở những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm hoặc khi sử dụng glucosamine với liều lượng quá cao. Để giảm thiểu tác dụng phụ này, bạn có thể dùng glucosamine cùng với bữa ăn hoặc chia nhỏ liều dùng trong ngày.
Tăng cholesterol máu
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sử dụng glucosamine có thể làm tăng mức cholesterol trong máu. Mặc dù sự gia tăng này không quá nghiêm trọng đối với hầu hết mọi người, nhưng những người có tiền sử bị bệnh tim mạch hoặc mức cholesterol cao nên thận trọng khi sử dụng glucosamine. Nếu bạn có vấn đề về cholesterol, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng glucosamine.
Viêm thận kẽ cấp tính
Viêm thận kẽ là một tình trạng viêm ở phần mô thận. Mặc dù rất hiếm gặp, nhưng một số nghiên cứu cho thấy glucosamine có thể làm tăng nguy cơ viêm thận kẽ cấp tính. Những người có tiền sử bệnh thận hoặc các vấn đề về thận cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng glucosamine.
Tăng nguy cơ chảy máu
Glucosamine có thể làm tăng nguy cơ chảy máu khi dùng chung với Heparin. Điều này có thể gây nguy cơ chảy máu nội tạng hoặc xuất huyết. Vì vậy, khi bạn đang sử dụng thuốc chống đông máu hoặc có nguy cơ chảy máu cao, bạn cần phải thận trọng khi sử dụng glucosamine. Hãy thông báo cho bác sĩ về việc bạn đang sử dụng glucosamine để được tư vấn thêm.
Có thể gây giữ nước
Một tác dụng phụ ít gặp khác của glucosamine là gây giữ nước ở tay, chân hoặc mắt cá chân. Người bị bệnh tim, huyết áp cao hoặc các vấn đề về thận cần lưu ý khi sử dụng glucosamine, vì tình trạng giữ nước có thể làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Bạn có thể giảm liều hoặc ngưng một thời gian để theo dõi phản ứng cơ thể.
Ảnh hưởng đến đường huyết
Glucosamine có thể ảnh hưởng đến mức đường huyết, đặc biệt là ở những người bị tiểu đường. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng glucosamine có thể làm giảm hiệu quả điều trị của insulin, điều này gây khó khăn trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường. Người bị tiểu đường hoặc có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cần phải theo dõi mức đường huyết của mình khi sử dụng glucosamine và cần được sự tư vấn của bác sĩ để được điều chỉnh liều lượng thích hợp.
Lưu ý:
Từ những thông tin trên có thể thấy rằng việc sử dụng glucosamine trong dự phòng và hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp đã được chứng minh là hiệu quả. Tuy nhiên, cũng như bất kỳ loại thuốc nào, glucosamine cũng có tác dụng phụ không mong muốn. Hãy sử dụng glucosamine theo đúng liều lượng khuyến cáo và theo dõi các triệu chứng trong quá trình sử dụng. Việc duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh và lối sống tích cực sẽ giúp tăng cường hiệu quả của glucosamine đối với sức khỏe xương khớp của bạn.
Hãy thường xuyên theo dõi website Denk Nutrition - Thực phẩm chức năng của Đức để có thể cập nhật thêm những bài kiến thức sức khỏe hữu ích bạn nhé.
Nguồn:
- magazine.canhgiacduoc.org.vn: PHẢN ỨNG CÓ HẠI CẦN LƯU Ý KHI SỬ DỤNG GLUCOSAMIN
- vinmec: Uống Glucosamine có tác dụng phụ không?