Niacin, hay còn được gọi là Vitamin B3, là một trong những vi chất góp phần trong quá trình chuyển hóa năng lượng và duy trì hoạt động bình thường của hệ thần kinh, đặc biệt trong việc điều trị và phòng ngừa các bệnh lý nguy hiểm về tim mạch và tiểu đường. Vậy Niacin là gì? Niacin có tác dụng gì đối với sức khỏe của chúng ta. Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để trả lời câu hỏi này.
Niacin (Vitamin B3) là gì ?
Niacin (hay còn gọi là Vitamin B3) là một loại vitamin hòa tan được trong nước, vô cùng quan trọng đối với cơ thể. Nó thuộc nhóm vitamin B và có hai dạng chính là niacin (axit nicotinic) và niacinamide (nicotinamide). Vitamin B3 không thể được cơ thể tổng hợp mà phải được cung cấp thông qua chế độ ăn uống hằng ngày hoặc thực phẩm bổ sung.
Niacin có tác dụng gì?
Làm giảm độ lipid trong máu
Niacin có thể giúp giảm mức độ triglyceride và cholesterol trong máu, nhất là cholesterol LDL (xấu), đồng thời tăng cholesterol HDL (tốt). Do đó, niacin sẽ giúp giảm các nguy cơ mắc bệnh về tim mạch và đột quỵ, niacin thường được kê đơn chung với statin để kiểm soát cholesterol. Tuy nhiên trước khi sử dụng niacin, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả nhất cho tình trạng sức khỏe của bạn.
Tác dụng hạ huyết áp
Niacin có tác dụng làm giãn mạch mãu periferal,việc giãn nở này sẽ giúp giảm áp lực lên tường mạch máu từ đó hạ huyết áp. Ngoài ra, niacin còn có thể cải thiện lưu lượng máu nhờ vào khả năng mở rộng mạch máu và tăng cường sự lưu thông máu, từ đó cải thiện khả năng cung cấp oxi và chất dinh dưỡng đến các cơ quan trong cơ thể. Có nhiều nghiên cứu cho thấy nó giúp giảm xơ vữa động mạch, hoặc xơ cứng động mạch ở một số bệnh nhân.
Tăng cường chức năng của não
Niacin tham gia vào quá trình chuyển hóa protein, carbohydrate và lipid thành năng lượng cho cơ thể. Đặc biệt, não bộ là cơ quan tiêu tốn năng lượng rất lớn, niacin sẽ giúp cân bằng duy trì sự cân bằng năng lượng cần thiết cho hoạt độ chức năng của não. Ngoài ra, Niacin còn là thành phần trong coenzyme NAD và NADP, hai hợp chất quan trọng tham gia và nhiều quá trình của con người. Niacin cũng có tính chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ các tế bào thần kinh, giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến sự tổn thương thần kinh. Do đó. Một số bệnh như tâm thần phân liệt, Alzheimer’s cũng có thể cải thiện bằng Niacin. Nhưng cần lưu ý, không được sử dụng niacin bổ sung vượt quá liều lượng khuyến cáo mà không có sự giám sát của bác sĩ. Điều này giúp đảm bảo rằng niacin được sử dụng một cách an toàn và hiệu quả để hỗ trợ chức năng não bộ và sức khỏe tổng thể.
Cải thiện làn da
Niacin còn có tác dụng làm dịu da, giảm các tình trạng viêm, giảm sắc tố dưới da. Đặc biệt là các đốm tàn nhang, đốm nâu, giúp da đều màu, sáng mịn. Niacin làm giảm việc sản xuất bã nhờn trên da, kiểm soát dầu và làm sạch lỗ chân lông. Ngoài ra Niacin còn có thể kích thích sản xuất collagen và các protein khác quan trọng cho da, giúp tái tạo và làm săn chắc da. Do đó mà niacin trở thành thành phần quan trọng trong việc cải thiện da, tuy nhiên, việc sử dụng niacin phải thật sự đúng đắn và cần có thời gian để mang lại hiệu quả cao nhất.
Góp phần điều trị bệnh tiểu đường loại 1
Mặc dù không phải là phương pháp chữa trị chính, nhưng Niacin có thể giúp cải thiện sự nhạy cảm của cơ thể đối với insulin và điều tiết mức đường huyết, giảm tần suất và lượng insulin cần tiêm vào người bệnh. Từ đó hỗ trợ việc điều trị bệnh tiểu đường loại 1.
Giảm các triệu chứng viêm khớp
Niacin có khả năng kháng viêm, giúp làm giảm viêm cho cơ thể. Điều này có thể làm giảm sự đau đớn và sưng tấy xung quanh các khớp bị viêm và giảm nhu cầu sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID).
Điều trị bệnh Pellagra
Bệnh Pellagra là tình trạng thiếu hụt niacin, có thể dẫn đến các triệu chứng như da khô, bong tróc, viêm da, tiêu chảy, mệt mỏi... có thể điều trị bệnh Pellagra bằng các bổ sung niacin thông qua chế độ ăn hoặc bổ sung trực tiếp qua thực phẩm chức năng có chứa niacin. Đối với những trường hợp nặng, đặc biệt là khi pellagra gây ra những biến chứng nghiêm trọng, việc theo dõi và điều trị cần có sự giám sát của các chuyên gia y tế.
Tác dụng phụ khi sử dụng Niacin (vitamin B3)
Niacin thường an toàn cho hầu hết mọi người, nhưng khi sử dụng với liều lượng cao cũng có thể gây ra những tác dụng phụ như: tim đập mạnh, đau đầu, buồn nôn ói mửa, một vài trường hợp nặng có thể dẫn đến tổn thương gan, rối loạn tuyến giáp.
Việc tham khảo ý kiến chuyên gia y tế sẽ giúp đảm bảo rằng bạn sử dụng niacin một cách an toàn và hiệu quả.
Lưu ý:
Bài viết đã giúp bạn hiểu rõ niacin là gì và công dụng của nó. Niacin là một dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể nếu sử dụng đúng cách và hợp lý sẽ mang lại hiệu quả, tuy nhiên cần sử dụng hợp lý và hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mình.
Hãy thường xuyên theo dõi website Denk Nutrition - Thực phẩm chức năng của Đức để có thể cập nhật thêm những bài kiến thức sức khỏe hữu ích bạn nhé.
Nguồn:
- Healthline: Niacin(Vitamin B3):benefits,dosage,and more.