Cây nữ lang là một loại thảo mộc có nguồn gốc từ Châu Âu và một phần của Châu Á. Rễ cây nữ lang có lịch sử sử dụng lâu dài như một loại thuốc an thần từ thế kỷ thứ hai sau công nguyên. Cây nữ lang được xem như một loại thuốc an thần cho não và hệ thần kinh, và đã được sử dụng như một loại thuốc truyền thống có từ thời Hy Lạp và La Mã cổ đại. Vậy hoạt chất nào trong cây nữ lang có tác dụng tuyệt vời cho sức khoẻ? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Đặc điểm hình thái
Tên khoa học của cây nữ lang là Valeriana officinalis, là loài thực vật thuộc họ Kim ngân (Caprifoliaceae) có bông nhỏ, màu hồng nhạt hay trắng trên những cuống cao. Hoa có mùi thơm dịu dễ chịu. Trong mùa xuân cây nữ lang trổ nhiều lá và che kín mặt đất, cuối tháng tư cuống cây bắt đầu chồi ra khỏi lá và mọc cao khoảng hai mét vào mùa hè, vào tháng bảy cây bắt đầu trổ những bông màu hồng có mùi thơm nhẹ. Cây được thu hái vào khoảng tháng 10 - 12 mỗi năm, mùa thu đến hết mùa đông chính là thời điểm rễ cây nữ lang phát triển mạnh và có dược tính cao nhất trong năm.
Ở nước ta, cây nữ lang thường mọc trên các dãy núi cao (hơn 1.000m) ở các tỉnh miền núi phía Bắc (khu vực núi cao Sapa ở Lào Cai, vùng núi cao ở Yên Bái, Lai Châu). Bộ phận được sử dụng làm thuốc là toàn bộ rễ cây nữ lang và thân cây.
Thành phần hoá học có trong cây nữ lang
Trong dịch chiết từ rễ của cây nữ lang, các nhà nghiên cứu thu được những nhóm chất sau:
- Alkaloids: actinidine, chatinine, shyanthine, valerianine, valerine;
- Isovaleramide được tạo ra trong quá trình chiết;
- Gamma-aminobutyric acid (GABA);
- Valeric acid;
- Isovaleric acid;
- Iridoids, bao gồm cả valepotriates: isovaltrate, valtrate;
- Sesquiterpenes: valerenic acid, hydroxyvalerenic acid, acetoxyvalerenic acid;
- Flavanones: hesperidin, 6-methylapigenin, linarin.
Cây nữ lang có tác dụng gì?
Tác dụng an thần
Giúp giảm căng thẳng và lo âu
Các nhà khoa học tin rằng cây nữ lang có tác dụng an thần và làm giảm triệu chứng lo âu. Hoạt chất gamma-aminobutyric acid (GABA) có trong rễ cây có khả năng giúp thư giãn hệ thần kinh và làm dịu cảm giác lo lắng và căng thẳng. Khi sử dụng chiết xuất từ rễ cây nữ lang, người dùng thường cảm nhận được sự thư giãn, giảm bớt căng thẳng và lo lắng sau một ngày làm việc mệt mỏi.
Hỗ trợ giấc ngủ
Cây nữ lang được sử dụng để điều trị các vấn đề về giấc ngủ, như mất ngủ và rối loạn giấc ngủ. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng các chất trong cây có tác dụng làm dịu và an thần, giúp thúc đẩy giấc ngủ tự nhiên và có một giấc ngủ chất lượng, từ đó giúp hồi phục thể chất và tinh thần, cải thiện tâm trạng và cơ thể khỏe mạnh hơn vào ngày hôm sau.
Hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hoá
Rễ cây nữ lang cũng có tác dụng làm dịu và giảm các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiêu hóa như đau bụng, khó tiêu và đầy hơi.
Giảm đau và co cơ
Cây nữ lang cũng có tác dụng giảm đau và co cơ, do đó, nó được sử dụng trong điều trị các vấn đề về cơ bắp như chuột rút và đau cơ.
Hỗ trợ điều trị bệnh lý tim mạch
Giãn mạch, tăng lưu lượng máu ở động mạch vành (hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành, các bệnh lý tim mạch, thiếu máu cơ tim).
Đối tượng nào nên sử dụng cây nữ lang
Từ những công dụng được nêu trên, cây lang nữ nên được sử dụng ở những đối tượng gặp phải các triệu chứng, bệnh lý sau:
- Bệnh nhân bị mất ngủ, kể cả trẻ nhỏ;
- Bệnh nhân động kinh, co giật, có chứng loạn thần;
- Bệnh nhân bị viêm dạ dày;
- Hẹp động mạch vành, bệnh tim mạch do tắc nghẽn mạch vành.
Những lưu ý khi sử dụng cây nữ lang
Mặc dù cây nữ lang có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng việc sử dụng cần phải có sự cẩn trọng để tránh tác dụng phụ không mong muốn. Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng:
- Tham khảo ý kiến chuyên gia y tế: Trước khi sử dụng cây nữ lang hoặc bất kỳ sản phẩm chứa thành phần từ cây này, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ hoặc chuyên gia y tế. Họ có thể cung cấp thông tin và hướng dẫn cụ thể dựa trên tình trạng sức khỏe của bạn và các yếu tố cá nhân.
- Liều lượng và hướng dẫn sử dụng: Tuân thủ liều lượng và hướng dẫn sử dụng được ghi trên nhãn sản phẩm hoặc theo hướng dẫn của chuyên gia y tế. Không vượt quá liều lượng được khuyến nghị, và nếu bạn có bất kỳ tác dụng phụ hoặc vấn đề sức khỏe nào, hãy tìm kiếm sự tư vấn y tế ngay lập tức.
- Không dùng trong thai kỳ và cho con bú: Không có đủ thông tin đáng tin cậy để biết liệu cây nữ lang có an toàn khi sử dụng khi mang thai hoặc cho con bú hay không, do đó, cây nữ lang không nên được sử dụng trong thai kỳ hoặc cho con bú mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ.
- Không dùng lâu dài: Sử dụng cây nữ lang trong thời gian dài hoặc theo liều lượng cao có thể gây nên hiện tượng phụ như buồn ngủ dễ chóng mặt, tiểu cầu giảm, mất tập trung và chóng mặt. Nó có thể gây ra các triệu chứng cai nghiện khi ngừng sử dụng sau thời gian dài. Để tránh các triệu chứng cai thuốc sau khi sử dụng lâu dài, tốt nhất nên giảm liều từ từ trong một hoặc hai tuần trước khi ngừng hoàn toàn.
- Tác dụng phụ và dị ứng: Mặc dù hiếm, nhưng cây nữ lang có thể gây ra một số tác dụng phụ như tiêu chảy, buồn ngủ ban ngày, hoa mắt và đau đầu. Nếu bạn có bất kỳ phản ứng dị ứng nào, như phát ban, ngứa, hoặc khó thở, hãy ngừng sử dụng ngay lập tức và tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Ngưng dùng ít nhất hai tuần trước khi phẫu thuật: cây nữ lang làm chậm hệ thống thần kinh trung ương, thuốc gây mê và các loại thuốc khác được sử dụng trong quá trình phẫu thuật cũng ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Do đó, để tránh ảnh hưởng không tốt đến thần kinh trung ương thì không nên kết hợp cây nữ lang với các thuốc gây mê trong phẫu thuật.
Lưu ý:
Cây nữ lang là một loại thảo dược quý với nhiều tác dụng hữu ích cho sức khỏe. Từ tác dụng an thần, hỗ trợ giấc ngủ, cải thiện tâm trạng, đến hỗ trợ rối loạn tiêu hóa và giảm đau, cây nữ lang thực sự là một lựa chọn tuyệt vời cho những ai quan tâm đến sức khỏe. Việc sử dụng cây nữ lang đúng cách có thể giúp bạn cải thiện giấc ngủ, tăng cường sức khoẻ cho hệ tiêu hoá và tim mạch, mang lại cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc hơn. Hy vọng bài viết này đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về các tác dụng tuyệt vời của cây nữ lang trong việc chăm sóc sức khỏe hàng ngày.
Hãy thường xuyên theo dõi website Denk Nutrition để có thể cập nhật thêm những bài kiến thức sức khỏe hữu ích bạn nhé.
Nguồn:
- National Institute of Health: Valerian.
- National of Library Medicine: Chemical Components and Cardiovascular Activities of Valeriana spp.