Denk Nutrition

Bệnh bạch hầu là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng chống

Đăng bởi Denk Nutrition
vào lúc 11/07/2024

Bệnh bạch hầu, một trong những bệnh truyền nhiễm lịch sử gây ra đại dịch nghiêm trọng, hiện tại vẫn đang là mối lo ngại không nhỏ trong cộng đồng y tế toàn cầu. Bệnh bạch hầu có khả năng lan rộng nhanh chóng và gây nguy hiểm tính mạng nếu không được điều trị và kiểm soát kịp thời. Để hiểu rõ hơn về bệnh bạch hầu là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng chống, hãy cùng Denk Nutrition tìm hiểu qua bài viết sau đây.

bệnh bạch hầu là gì? nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng chống

Bệnh bạch hầu là gì?

Bệnh bạch hầu, hay còn gọi là dịch bạch hầu, là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra. Đây là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất và có thể gây ra các đợt dịch lớn nếu không kiểm soát kịp thời. Vi khuẩn này sẽ giải phóng độc tố gây tích tụ ở mô xám trong cổ họng, gây ra các vấn đề về nuốt và thở. Vi khuẩn này có hình thái đa dạng. Hình thái điển hình là trực khuẩn, có 1 hoặc 2 đầu phình to nên còn gọi là trực khuẩn hình chùy, độ dài 2-6 μm và rộng 0,5 - 1μm. Vi khuẩn bạch hầu không có vỏ, không sinh nha bào và không di động.

Bệnh bạch hầu là gì?

Các loại bệnh bạch hầu

Có hai loại bệnh bạch hầu chính:

Bạch hầu hô hấp cổ điển: Loại bạch hầu phổ biến nhất, bạch hầu hô hấp cổ điển có thể ảnh hưởng đến mũi, họng, amidan hoặc thanh quản.

Bạch hầu da: loại bạch hầu hiếm gặp nhất, bạch hầu da được đặc trưng bởi phát ban da, lở loét hoặc mụn nước, có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

Các loại bệnh bạch hầu

Dịch bạch hầu

Trong quá khứ, bệnh bạch hầu gây ra các vụ dịch nghiêm trọng và trải dài ở mọi nơi trên thế giới, nhất là ở trẻ em trong thời kì chưa tìm ra được vaccine dự phòng. Năm 1994, ở Nga có hơn 39.000 người mắc phải bệnh bạch hầu, với 1.100 người không qua khỏi. Tại Việt Nam,thời kỳ chưa chưa thực hiện tiêm vaccine bạch hầu trong Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR), bệnh bạch hầu thường xuyên xảy ra và gây dịch ở hầu hết tỉnh, đặc biệt là ở các thành phố có mật độ dân cư cao.

Hiện nay, số người mắc bệnh bạch hầu hàng năm đã giảm rõ rệt do hiệu quả của việc tiêm phòng vắc xin bạch hầu. Ở khu vực Tây Thái Bình Dương, Những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước, hàng năm ở đây có trên 13.000 trường hợp bạch hầu, đến năm 1990 giảm xuống 1.130 trường hợp và năm 1994 còn 614 trường hợp. Ở Việt Nam, do thực hiện tốt việc tiêm vắc xin bạch hầu nên tỷ lệ mắc bạch hầu ở Việt Nam đã giảm dần từ 3,95/100.000 dân năm 1985 xuống 0,14/100.000 dân năm 2000.

Dịch bạch hầu

Nguyên nhân bệnh bạch hầu

Nguyên nhân chủ yếu của bệnh bạch hầu là do nhiễm vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae. Vi khuẩn thường sinh sôi ở niêm mạc hầu, họng, da. Vi khuẩn này thường lây truyền qua đường hô hấp do tiếp xúc với người nhiễm bệnh hoặc người đang ủ bệnh mang theo mầm bệnh bạch hầu. Khi người nhiễm bệnh hắt hơi hơi hoặc ho, sẽ giải phóng các các vi khuẩn có trong tuyến nước bọt, bệnh này dễ lây lan thông qua cách này, đặc biệt trong môi trường đông đúc. Ngoài ra, người bệnh cũng có  thể bị lây do tiếp xúc với các vật dụng dính chất bài tiết của người bệnh hoặc chạm vào các vết thương bị nhiễm trùng cũng có thể lây truyền vi khuẩn.

Những người có nguy cơ mắc bệnh bạch hầu cao bao gồm:

  • Trẻ em và người lớn chưa tiêm vaccine đầy đủ.
  • Sống trong điều hiện đông đúc, mất vệ sinh.
  • Đến khu vực có người bị bệnh bạch hầu.

Nguyên nhân bệnh bạch hầu

Triệu chứng bệnh bạch hầu

Triệu chứng của bệnh bạch hầu thường bao gồm:

  • Sốt cao đột ngột.
  • Xuất hiện màng dày, màu trắng ngà hoặc màu xám bao phủ cổ họng và amindan, bóc ra sẽ bị chảy máu.
  • Các triệu chứng hô hấp như ho, khò khè, đau họng.
  • Nổi hạch (phù hạch) thường xuất hiện ở cổ làm sưng tấy vùng cổ.
  • Họng đỏ, khó nuốt, khó thở hoặc thở nhanh.
  • Da xanh, mệt.
  • Các vấn đề về thần kinh, thận hoặc tim (nếu vi khuẩn xâm nhập vào máu).

Triệu chứng bệnh bạch hầu

Biến chứng bệnh bạch hầu

  • Viêm cơ tim, tiên lượng rất xấu, tỉ lệ tử vọng rất cao.
  • Viêm kết mạc.
  • Suy hô hấp do tắc nghẽn đường hô hấp. 
  • Nhiễm trùng phổi hoặc mất chức năng của phổi.
  • Viêm dây thần kinh, nếu tình trạng nặng có thể dẫn đến liệt các dây thần kinh vận nhãn, cơ chi, cơ hành.

Biến chứng bệnh bạch hầu

Phòng ngừa bệnh bạch hầu

Vệ sinh phòng bệnh nhân, vê sinh cá nhân

Vệ sinh nơi mà người bệnh đang ở hoặc người bệnh đã từng ở thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng. Tại các nơi có ổ dịch cần tăng cường giám sát, phát hiện các trường hợp mắc bệnh khác. Ngoài ra cần giữ vệ sinh cá nhân, che miệng khi ho hoặc hắt hơi, vệ sinh cổ họng, mũi hằng ngày.

Vệ sinh phòng bệnh nhân, vê sinh cá nhân

Tiêm phòng

Các loại vaccine hiện đại có thể giúp phòng ngừa bệnh bạch hầu. Hãy đưa trẻ đi tiêm chủng, tiêm vaccine phối hợp có thành phần phòng bệnh bạch hầu đầy đủ, đúng lịch bao gồm các mũi tiêm khi trẻ dưới 1 tuổi và tiêm nhắc khi trẻ 18 tháng tuổi. Vì thế hãy chủ động tiêm ngừa bệnh. Ngoài ra, khi đã tiêm một thời gian lâu có thể tiêm thêm mũi nhắc lại.

 Tiêm phòng

Lưu ý:

Bạch hầu là một căn bệnh nghiêm trọng, đe dọa tính mạng và phải được điều trị ngay lập tức. Việc phát hiện sớm và can thiệp kịp thời là rất quan trọng để ngăn chặn sự lây lan của bệnh bạch hầu và giảm thiểu tỷ lệ tử vong do bệnh này gây ra. Do đó, bạn cần hiểu rõ bệnh bạch hầu là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng chống bệnh để đảm bảo cho sức khỏe của bản thân và gia đình.

Hãy thường xuyên theo dõi website Denk Nutrition - Thực phẩm chức năng của Đức để có thể cập nhật thêm những bài kiến thức sức khỏe hữu ích bạn nhé.

Nguồn:

  1. Mayoclinic: Diphtheria
  2. Medscape: Diphtheria
  3. CDC: about Diphtheria
XEM THÊM SẢN PHẨM TĂNG CƯỜNG MIỄN DỊCH CỦA DENK NUTRITION

immun active Denk

Hộp 20 gói
300.000₫

Bài viết liên quan

Bệnh bạch hầu là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng chống

Bệnh bạch hầu, một trong những bệnh truyền nhiễm lịch sử gây ra đại dịch nghiêm trọng, hiện tại vẫn đang là mối lo ngại...

Giỏ hàng